04/18/20
Donald Trump rốt cuộc đă t́m được đối thủ xứng tầm. Từ « Joe ngủ gục » đến « Bernie khùng », chừng như không có khuôn mặt Dân Chủ nào làm ông lo ngại trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Tổng thống Donald Trump trong cuộc họp báo thường nhật tại Vườn Hồng, Nhà Trắng ngày 15/04/2020. © REUTERS/Leah Millis
Bernie Sanders có bất lợi lớn là công khai chủ trương xă hội chủ nghĩa, mà đa số người Mỹ vẫn dị ứng ; c̣n Joe Biden th́ nhạt nḥa. Tuy Sanders tuyên bố rút lui, nhưng Biden tỏ ra không có sức thu hút công chúng, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chưa từng có này.
Tuy nhiên theo Les Echos, virus corona đă trở thành đồng minh tốt nhất của họ. Đó là « ứng cử viên » duy nhất có khả năng đánh bại ông Trump.
Hiện nay tỉ lệ tín nhiệm của tổng thống vẫn ở mức cao một cách kỳ diệu, nhưng con virus đến từ Vũ Hán rất có thể tước đi ưu thế lớn nhất của Donald Trump : các thành công về kinh tế.
Tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất từ nửa thế kỷ nay bỗng tăng vọt : thêm gần 1 triệu người không việc làm. Thị trường chứng khoán trước đây đi từ kỷ lục này đến kỷ lục khác, trở nên suy sụp. Nước Mỹ chưa bao giờ tăng trưởng kéo dài như thế, nay đối mặt với một trong những trận suy thoái tệ hại nhất trong lịch sử.
Là nạn nhân của khủng hoảng, nhưng ông Trump cũng phải chịu một phần trách nhiệm, khi đánh giá thấp tầm mức phá hoại của đại dịch.
Khi điên cuồng gieo tang tóc trên hành tinh, con virus cũng lần lượt làm bộc lộ những lỗ hổng của tất cả các mô h́nh quản lư.
Tại Trung Quốc, đó là thói quen giấu diếm thông tin, tập trung quyền lực vào trung ương và kiểm duyệt, đàn áp, làm mất đi những tuần lễ quư giá cho cộng đồng khoa học. Tại châu Âu, truyền thống tôn trọng các quyền tự do, bảo vệ dữ liệu cá nhân khiến không thể có biện pháp triệt để trước đại dịch. C̣n tại Hoa Kỳ, hệ thống xă hội càng yếu kém hơn từ ba năm qua, đă giúp dịch bệnh lan nhanh.
Hăy c̣n quá sớm để tổng kết các nạn nhân chính trị của đại dịch, nhưng chắc chắn không phải là ít.
Le Figaro kể ra một số chính khách đă bị nhiễm virus hay bị cách ly. Tổng thống dân túy Bolsonaro chẳng những làm ngơ trước sự nguy hiểm của con virus corona mà c̣n kêu gọi người dân Brazil không tuân theo chủ trương phong tỏa, các bài loại này của ông đă bị mạng Twittter xóa. Thủ tướng Anh với chủ trương « miễn dịch cộng đồng », đă bị con virus tặng cho một bài học đích đáng, phải nhập viện khoa điều trị tích cực.
Về phần Donald Trump th́ vẫn tiếp tục là Donald Trump - theo nhà sử học Ran Halévi - thường xuyên nói đi rồi nói lại, đả kích cùng những kẻ thù : truyền thông, phe Dân Chủ…Ông hành động thực dụng, nhắm đến bầu cử.
Dù đă tung ra gói cứu trợ khổng lồ, đại dịch như cơn sóng thần cuốn trôi tất cả những thành quả kinh tế kể từ khi ông Trump nhậm chức. Phong tỏa càng kéo dài, thiệt hại càng to lớn. Mối đe dọa suy thoái liệu có thể ngăn Donald Trump tái đắc cử ?
Giáo sư Halévi ghi nhận, các vùng bị thiệt hại nhiều nhất trong đó có tiểu bang New York và California, là những thành tŕ Dân Chủ. Chiến dịch tranh cử tổng thống đang bị khựng lại v́ đại dịch khiến ông Trump cũng được lợi so với các đối thủ.
Trong khi tổng thống hàng ngày họp báo tại Nhà Trắng về đại dịch, bao quanh là các chuyên gia - mà nay ông cho phép phát biểu - th́ đối thủ Joe Biden phải giam ḿnh trong nhà ở Delaware do lệnh phong tỏa. Ê-kíp của Biden vừa sửa sang dưới tầng hầm một studio để ông lên tiếng với cử tri toàn quốc, nhưng những bài diễn văn đầu tiên không được hưởng ứng bao nhiêu.
Đối mặt với một kẻ thù vô h́nh, một cuộc chiến không quân đội, không biên giới, ông Donald Trump liệu có khả năng chiến thắng lần nữa ?
Thụy My
RFI