Hai người Việt bị tố có hành động khạc nhổ trong thang máy ở Ấn Độ. Họ khẳng đinh ḿnh không có hành vi vi phạm như truyền thông nước này đưa tin. Họ nói rằng 'Camera không cho thấy tôi khạc nhổ như cáo buộc'
Một số hăng tin tại Ấn Độ ngày 17/4 đăng tải thông tin có hai người Việt bị cáo buộc nhổ nước bọt trên tường và điện thoại trong thang máy tại một chung cư ở khu vực Kodialbail, thuộc thành phố Mangaluru, bang Karnataka.
Điều tra ban đầu của cảnh sát và h́nh ảnh từ camera an ninh hướng đến kết luận đây là hành vi có chủ đích.
Cơ quan chức năng Ấn Độ chưa ra lệnh bắt giữ chính thức v́ đang trong quá tŕnh lấy lời khai làm rơ vụ việc. Nhóm người Việt, gồm hai người trong đoạn video và ba người ở cùng nhà, ngày 17/4 được đưa đến một bệnh viện công để cách ly tập trung, theo The Hindu.
H́nh ảnh anh Phương và người bạn trong thang máy ngày 17/4 được truyền thông Ấn Độ đăng tải. Ảnh chụp màn h́nh.
Vụ việc gây xôn xao trên truyền thông Ấn Độ giữa lúc t́nh h́nh dịch Covid-19 tại nước này đang diễn biến phức tạp.
Ngày 20/4, **** đă liên hệ được với anh Phương, phía bị cáo buộc trong sự cố ở chung cư Subhash Chandra. Anh khẳng định bản thân không có hành động cố ư như truyền thông Ấn Độ đăng tải. Anh Phương nói chưa muốn công khai đầy đủ tên tuổi và thông tin doanh nghiệp cho đến khi vụ việc được làm rơ.
"Không có bằng chứng kết luận tôi vi phạm"
Theo anh Phương, trong vụ việc ngày 17/4 anh bị cáo buộc vi phạm quy định cách ly tại nhà. Tuy nhiên, thời hạn mà cơ quan chức năng ban đầu đặt ra cho anh và 4 đồng nghiệp không được ra khỏi nhà chỉ kéo dài từ 26/3 đến 15/4.
Dẫn thông tin từ cảnh sát và ban quản lư chung cư, trang ThePrint cho biết biện pháp cách ly được tiến hành sau khi anh Phương quay lại Ấn Độ từ Việt Nam. Tuy nhiên, anh Phương nói ḿnh và các đồng nghiệp không được cơ quan chức năng hỗ trợ cung cấp thực phẩm mà phải nhờ đối tác ở Ấn Độ giúp đỡ, đưa thực phẩm cho bảo vệ mang lên nhà trong thời gian này. Anh khẳng định ḿnh và đồng nghiệp trong giai đoạn đó vẫn thực hiện đúng yêu cầu cách ly.
“Ngày 17/4, nghĩa là hai ngày sau khi lệnh hết hiệu lực, nhà tôi cũng hết thực phẩm. Tôi và người bạn đi xuống siêu thị ngay dưới chung cư để mua đồ sau đó quay lên”, anh Phương kể lại.
“Khi bước vào thang máy, tôi thấy khó thở v́ vác nặng nên cởi khẩu trang ra. Có thể v́ đeo khẩu trang lâu quá nên tôi cảm thấy ngứa và sờ lên mũi ḿnh khoảng một hoặc hai lần. Tôi cũng hơi nghịch khi thử sờ lên điện thoại trong thang máy xem có hoạt động hay không", anh kể.
"Tôi thừa nhận đó là hành động khá trẻ con nhưng không phải là hành vi vi phạm pháp luật v́ họ không cấm tôi sờ vào điện thoại hay sử dụng điện thoại trong bất cứ t́nh huống nào”, Phương nói anh nghĩ hành động của ḿnh là b́nh thường v́ đă tự cách ly 21 ngày và không có triệu chứng.
Trao đổi về h́nh ảnh được cho là dấu vết “khạc nhổ” trên tường thang máy, anh Phương cho biết có thể do mũi khó chịu sau khi đeo khẩu trang nên đă hắt hơi.
“Tôi cũng không nhớ rơ. Tuy nhiên, camera không cho thấy tôi cố t́nh khạc nhổ như cáo buộc”, anh nói.
Phương cho biết “khoảng 3, 4 tiếng sau th́ ban quản lư chung cư và cảnh sát đến rất đông”. Họ cáo buộc anh khạc nhổ trong thang máy, yêu cầu anh trở lại dùng giấy lau sạch và đ̣i nhóm phải dọn ra trong ngày.
Trả lời truyền thông ngày 17/4, ông Subhash Chandra, đại diện ban quản lư ṭa nhà, thông báo đă lập tức niêm phong thang máy và gọi báo cảnh sát sau khi phát hiện h́nh ảnh trên camera an ninh. Chung cư có 360 căn hộ và gần 1.200 cư dân nên vụ việc khiến nhiều người lo ngại.
“Cảnh sát sau đó yêu cầu chúng tôi phải ra bệnh viện. Chúng tôi vẫn hết sức hợp tác. Đến chủ nhật vừa qua (ngày 19/4), họ yêu cầu xét nghiệm virus corona. Tất cả 5 người chúng tôi nhận được kết quả âm tính tối cùng ngày”, anh Phương chia sẻ.
Ấn Độ, quốc gia có hơn 1,3 tỷ dân, đang tiến hành nhiều biện pháp phong tỏa và cách ly quyết liệt để khống chế dịch Covid-19. Ảnh: Reuters.Nếu không vi phạm th́ phải “trả lại danh dự”
Qua hỗ trợ từ các đối tác, anh Phương cho biết nhóm đang tiến hành các thủ tục để được xuất viện trong 1-2 ngày tới. Tuy nhiên, nhóm vẫn chưa rơ liệu có được trở về chung cư đang ở hay không. Anh Phương nói đă đặt cọc tiền nhà 6 tháng, không c̣n nơi nào khác để đi. Anh cho rằng phía chung cư không có lư do chính đáng để bắt nhóm dọn đi.
“Hiện vẫn c̣n rất nhiều đồ đạc và tài sản ở căn hộ, nhưng theo thông tin từ các đối tác giúp đỡ, họ sẽ không cho chúng tôi trở về mà chỉ hỗ trợ đưa đồ ra”, Phương khẳng định không có ai liên lạc với nhóm về vấn đề đảm bảo an toàn tài sản trong căn hộ trong thời gian nhóm lưu lại bệnh viện.
“Tôi và các đồng nghiệp sang đây để đầu tư, t́m kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh hạt điều với giá trị rất lớn. Việc họ làm đă ảnh hưởng đến danh dự của tôi, h́nh ảnh của doanh nghiệp và cơ hội làm ăn kinh doanh của tôi sau này, ngoài ra c̣n ảnh hưởng đến h́nh ảnh của Việt Nam”, anh bày tỏ bức xúc.
“Phía cảnh sát vẫn chưa có kết luận chính thức. Họ vẫn đang làm việc với luật sư của tôi. Nếu thật sự tôi không có vi phạm th́ bắt buộc phía họ phải có biện pháp trả lại danh dự”, anh Phương nói đă liên hệ được luật sư để tiến hành các trao đổi với phía cảnh sát về sự cố ngày 17/4.
“Ở đây tôi không dùng từ kiện. Điều tôi muốn là trao đổi giữa hai bên và nếu tôi vô tội th́ cần trả lại danh dự cho tôi, cho công ty và người Việt”, anh chia sẻ.
VietBF@ sưu tầm.