Người dân thế giới dường như thành kiến với người Trung Quốc. Họ cho rằng bất cứ hành động nào của Bắc Kinh cũng ẩn giấu một điều ǵ đó. V́ thế mà khi Trung Quốc gửi viện trợ y tế đi khắp thế giới chống Covid-19 cũng bị nghi ngờ.
Các binh sĩ Myanmar nhận hàng viện trợ y tế từ Trung Quốc tại sân bay quốc tế Yangon. Ảnh: EPA-EFE
Giữa bối cảnh Mỹ đang phải đối chọi với thách thức bệnh dịch trong nước, Trung Quốc đă dần trở thành nhà cung cấp hàng hóa và viện trợ lớn trên thế giới.
Thay thế vị trí của Mỹ?
Trong hơn 2 tháng qua, Bắc Kinh đă gửi đội ngũ y tế tới 16 quốc gia trên thế giới để chia sẻ kinh nghiệm và chuyên môn trong việc chữa trị và kiểm soát sự nguy hiểm của virus corona. Trong hầu hết các chuyến thăm, Trung Quốc đều đem theo các trang thiết bị y tế hỗ trợ cần thiết, bao gồm bộ xét nghiệm và thiết bị bảo hộ cá nhân.
Theo Bộ Ngoại giao nước này, Trung Quốc đă cung cấp trang bị y tế cho 125 quốc gia và 4 tổ chức quốc tế, cũng như tổ chức hơn 70 cuộc hội thảo trực tuyến với các chuyên gia từ 150 quốc gia khác nhau.
Ngày 23/5 vừa qua, Bắc Kinh cũng đóng góp thêm 30 triệu USD cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sau khi đă đóng 20 triệu USD vào hồi đầu tháng 3. Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đă thông báo đóng băng khoản tiền Mỹ đóng góp cho WHO từ ngày 15/4.
"Trung Quốc đang thể hiện rằng họ có thể đóng vai tṛ dẫn đầu, hoặc vai tṛ mà Mỹ dường như không muốn đảm nhận vào thời điểm hiện tại," Ilaria Carrozza, điều phối viên dự án tại Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Oslo ở thủ đô Na Uy, đánh giá.
"Bắc Kinh đang gửi đi thông điệp rằng Trung Quốc luôn luôn có mặt và sẽ luôn hỗ trợ các quốc gia gặp khó khăn," bà nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 13/4 cho biết các đội nhân viên y tế đều được cử đi "theo yêu cầu của các chính phủ liên quan" và "sau khi đă xét tới t́nh h́nh dịch bệnh và sự cần thiết tại hiện trường".
"Chúng tôi sẵn sàng cử thêm nhiều đội ngũ nhân viên tới các quốc gia cần hỗ trợ dựa trên t́nh h́nh đại dịch và nhu cầu kiểm soát dịch bệnh ở các nước đó," ông nói.
Nicholas Thomas, phó giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế tại Trường Khoa học Xă hội và Nghệ thuật Tự do thuốc Đại học Hong Kong, cho rằng Trung Quốc đang lấp chỗ trống do Mỹ để lại.
"Mỹ, quốc gia vốn đóng vai tṛ then chốt trong y tế toàn cầu không chỉ thụt lùi, mà gần như sụp đổ tại thời điểm hiện tại," ông nói.
Mỹ hiện đă có hơn 960.000 ca dương tính với virus corona và hơn 51.000 người tử vong do COVID-19. Trong khi đó, Trung Quốc đă kiểm soát được phần lớn dịch bệnh, chỉ dừng lại ở hơn 84.000 ca dương tính và hơn 4.600 ca tử vong. Gần 80.000 người mắc COVID-19 ở Trung Quốc đă được xuất viện.
Khó thay đổi h́nh ảnh
Ông Thomas cho rằng Trung Quốc hiện đang hưởng "lợi thế người đi đầu" do là nơi đầu tiên bùng phát và kiểm soát được dịch bệnh.
"Trung Quốc đang có vị thế hưởng lợi từ cách đối phó của nước này với virus," ông nói.
Hiện tại, đội ngũ y tế được Trung Quốc cử tới Nga, Kazakhstan, Philippines, Pakistan, Campuchia, Malaysia, Ả Rập Saudi, Lào, Myanmar, Iraq, Iran, Ethiopia, Burkina Faso, Serbia, Italy và Venezuela được ḱ vọng sẽ giúp các quốc gia này khống chế được COVID-19.
Tuy nhiên, Daniel Lynch, một giáo sư tại Khoa Nghiên cứu Châu Á và Quốc tế của Đại học Hong Kong, lại cho rằng Trung Quốc có mục đích khác.
"Nếu Trung Quốc không hỗ trợ các nước khác chặn đứng đại dịch, có thể dịch bệnh sẽ quay trở lại Trung Quốc".
Ngoài ra, theo bà Lynch, hơn một nửa số quốc gia mà Trung Quốc gửi đội ngũ y tế khác đều là đối tác trong sáng kiến Vành đai Con đường.
Elisa Gambino, một nghiên cứu sinh tại Đại học Edinburgh chuyên về vai tṛ của Châu Phi trong kế hoạch Vành đai Con đường, cho rằng việc Bắc Kinh hỗ trợ các nước chống COVID-19 sẽ giúp Trung Quốc đảm bảo được lợi ích lâu dài tại khu vực này.
"Việc kiểm soát COVID-19 tại các quốc gia then chốt trong sáng kiến sẽ giúp bảo vệ và đảm bảo sự hiện diện của các công ty và nguồn đầu tư Trung Quốc tại những vùng này".
Francoise Nicolas, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế ở Paris, cho rằng mặc dù Trung Quốc muốn gây dựng h́nh ảnh là một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng thế giới, nhưng việc gửi viện trợ sẽ không thể thay đổi quan điểm của các nước đối với Trung Quốc.
Jonathan Hillman, giám đốc Dự án Tái kết nối Châu Á tại Trunng tâm Nghiên cứu và Chiến lược tại Washington, cũng đồng t́nh.
"Các đội ngũ nhân viên y tế và hàng hóa viện trợ sẽ được đón nhận trong thời gian ngắn, nhưng tôi không nghĩ rằng mọi người sẽ quên nguồn gốc của dịch bệnh".
VietBF@sưu tập