Tất cả nước trên thế giới đang nới dần để phát triển kinh tế. Nhưng điều đó cũng phải thận trọng. Nỗi sợ “làn sóng Covid-19 thứ hai” đang đe dọa.
Trung Quốc tuyên bố độ rủi ro Covid-19 hiện đang ở mức thấp trong khi New Zealand đă mở cửa biên giới với Australia hôm 6-5 và tiếp tục có bước nới lỏng hơn nữa vào ngày 7-5 ngay cả khi các chuyên gia y tế bày tỏ nỗi sợ hăi rằng, làn sóng tử vong và nhiễm bệnh lần hai có thể buộc các chính phủ phải kiềm chế hơn nữa.
Người dân đeo khẩu trang khi ngồi chơi tại một công viên công cộng ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 7-5. Ảnh: AP
Ḍ dẫm t́m đường mở cửa
Chính quyền ở nhiều quốc gia đang vạch ra kế hoạch làm thế nào để đối phó với sự bùng phát dịch bệnh ngay cả khi họ đang chậm răi mở lại các doanh nghiệp và tiếp tục các hoạt động khác. Các quan chức y tế công cộng ở Mỹ cho biết rất lo lắng khi khoảng một nửa số bang dễ dàng nới lỏng hạn chế, với dữ liệu điện thoại di động cho thấy mọi người đang trở nên bồn chồn và rời khỏi nhà ngày càng nhiều.
Nhiều tiểu bang đă không tổ chức các cuộc xét nghiệm quy mô lớn như khuyến cáo của các chuyên gia để phát hiện và ngăn chặn các ca nhiễm mới. Và nhiều thống đốc đă thúc đẩy việc mở cửa trở lại trước khi các bang đạt được một trong những tiêu chuẩn chính theo hướng dẫn từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump. Josh Michaud, Phó Giám đốc chính sách y tế toàn cầu của tổ chức Kaiser Family tại Washington cho biết, “Nếu chúng ta nới lỏng các biện pháp này mà không có biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng thích hợp, sẽ có nhiều ca nhiễm và tử vong hơn nữa”. Theo AP ngày 7-5, các ca nhiễm mới được xác nhận mỗi ngày ở Mỹ vượt quá 20.000 và tử vong mỗi ngày đang ở mức hơn 2.000. Các ca nhiễm vẫn đang gia tăng đều đặn ở những nơi như Iowa và Missouri và đă dao động ở Georgia, Tennessee và Texas. Các nhà nghiên cứu gần đây đă nâng gấp đôi dự báo về số ca tử vong ở Mỹ lên khoảng 134.000 đến đầu tháng 8.
Trong khi đó, Cơ quan quản lư y tế quốc gia Trung Quốc báo cáo chỉ có 2 ca nhiễm mới, và cả hai đều từ nước ngoài, và cho biết cả nước hiện không có ca tử vong mới từ Covid-19 trong hơn 3 tuần. Nơi cuối cùng hạ cấp từ nguy cơ cao xuống thấp ở Trung Quốc là một quận nằm sát biên giới Nga, quốc gia đang bị virus hoành hành. Giăn cách xă hội nghiêm ngặt dường như cũng đă khắc phục được sự bùng phát dịch bệnh ở quốc đảo xa xôi New Zealand, nơi Thủ tướng Jacinda Ardern vạch ra kế hoạch cho các quy tắc nới lỏng hơn nữa, với quyết định có lẽ sẽ đến vào tuần tới.
New Zealand dự kiến vẫn đóng cửa biên giới, hạn chế các cuộc tụ họp từ 100 người trở lên và tổ chức các sự kiện thể thao chuyên nghiệp mà không có khán giả. Khẩu trang và các biện pháp pḥng ngừa khác sẽ được yêu cầu khi các nhà hàng và trường học mở cửa trở lại, Thủ tướng Ardern cho biết. Nhưng nhà lănh đạo này cũng kêu gọi cảnh giác. “Chúng tôi nghĩ về việc khi ḿnh đi được nửa đường xuống Everest. Và tôi nghĩ hẳn không ai muốn tăng trở lại ở đỉnh đó”, bà nhấn mạnh. Ở những nơi khác trên thế giới, chính quyền Đức bắt đầu vạch ra kế hoạch đối phó với bất kỳ sự bùng phát nào và các chuyên gia ở Italia đă nỗ lực tăng tốc t́m kiếm các ca nhiễm mới và truy t́m dấu vết dịch tễ. Pháp, nơi vẫn chưa giảm bớt t́nh trạng phong tỏa, đă thực hiện “kế hoạch tái cấu trúc” trong trường hợp có làn sóng nhiễm mới.
VietBF@ sưu tầm.