Covid-19 đă nảy sinh ra nhiều vấn đề xưa nay cứ tưởng ổn. Hiện này vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng và rủi ro lây nhiễm bệnh COVID-19 tại nơi làm việc đang là nguyên nhân khiến các chuyên gia khuyến khích nhà sản xuất Mỹ tập trung vào bền vững.
Một nhà máy xử lư thịt của Tyson Foods tại Springdale, Arkansas. Ảnh: Getty Images
Tờ Guardian (Anh) đánh giá Mỹ đang hướng tới một tương lai trong đó những người yêu thích món bít tết, burger pho mai và thịt nướng sẽ phải “chia ly” với sở thích của ḿnh.
Vào tháng 4, công ty thực phẩm hàng đầu của Mỹ Tyson Foods cảnh báo rằng chuỗi cung ứng thực phẩm tại Mỹ “đang bị đứt găy” v́ thiếu nhân lực làm việc tại các cơ sở và nước này phải đối mặt với t́nh trạng thiếu thịt. Dịch COVID-19 buộc các doanh nghiệp lớn của nước này đóng cửa nhà máy xử lư thịt do nhân viên mắc virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Nhưng đối với một số nhà quan sát, khủng khoảng đến với ngành sản xuất thịt Mỹ không phải là điều bất ngờ. Người chăn nuôi gia súc Will Harris tại bang Georgia cho biết từ lâu đă cảm nhận được ngành nông nghiệp một ngày nào đó sẽ chịu “thương tích”.
Harris hiểu rơ điểm yếu của chuỗi cung ứng thịt tại Mỹ bởi trong 2 thập niên qua ông đă nuôi gia súc cung cấp cho hệ thống sản xuất thịt ḅ công nghiệp. Harris nhận định: “Trong 70 năm qua, các tập đoàn đa quốc gia đă dịch chuyển hệ thống thực phẩm của chúng ta chỉ tập trung vào hiệu quả, giảm chi phí sản xuất. Điều này đồng nghĩa với việc họ h́nh thành hệ thống thực phẩm yếu thế”.
Công nghiệp hóa đă buộc nhiều nông dân Mỹ phụ thuộc vào ḷ mỏ gia súc, gia cầm của các tập đoàn đa quốc gia. Khi những nhà máy xử lư thịt gia cầm, gia súc ngừng hoạt động v́ một lư do nào đó, các trang trại nông nghiệp không c̣n nguồn hoặc không gian để duy tŕ sự sống cho những con vật này. Do vậy trong thời gian tới có khả năng hàng triệu gia cầm, gia súc sẽ "lĩnh án tử".
Nhưng mô h́nh mà Harris áp dụng từ thập niên 90 của thế kỷ trước đă giúp ông vượt qua khủng hoảng trong thời gian qua, khác với những nông dân phụ thuộc vào các nhà máy xử lư thịt. Doanh số bán trực tuyến sản phẩm từ trang trại của ông đă tăng gấp 5 lần. Các nhà máy xử lư thịt giảm hoạt động đồng nghĩa với những chú ḅ của Harris "có thêm thời gian gặm cỏ".
Ông Bob Martin tại Trung tâm Johns Hopkins v́ Tương lai Đáng sống nhận định: “COVID-19 là hồi chuông cảnh báo, và c̣n cho chúng ta cơ hội để thay đổi hệ thống thực phẩm theo hướng ít bị ảnh hưởng hơn bởi sự gián đoạn”.
Các ḷ mổ gia súc được coi là một trong những môi trường làm việc nguy hiểm nhất tại Mỹ, nơi người lao động nhập cư thường bị bóc lột, an toàn người lao động thường không được đảm bảo. Có 20 người lao động tại các ḷ mổ gia súc Mỹ đă tử vong v́ COVID-19 và hơn 5.000 người khác dương tính với SARS-CoV-2.
Và dịch COVID-19 được cho sẽ dẫn đến h́nh thức khác thay thế cho các ḷ mổ. Nhiều nông dân đă t́m đến mạng xă hội để bắt kịp nhu cầu của người tiêu dùng đồng thời bán trực tiếp sản phẩm của họ. Những thay đổi đang diễn ra trước t́nh h́nh hiện nay với ngành công nghiệp thịt tại Mỹ.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tới 6 giờ sáng 11/5 (giờ Việt Nam), Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về hầu hết các chỉ số liên quan tới dịch COVID-19. Trong ṿng 24 giờ qua, nước này ghi nhận 18.223 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 và 695 người tử vong.
Song đây là tín hiệu cho thấy đại dịch đang thuyên giảm tại "xứ sở cờ hoa", khi số người mắc bệnh và tử vong đều giảm mạnh so với mấy ngày trước. Như vậy, Mỹ đă có tổng cộng 1.365.532 ca mắc COVID-19 và 80.732 ca tử vong.
VietBF@ sưu tầm.