Trung Quốc cho biết có thể sẽ đánh thuế nặng và làm tê liệt ngành công nghiệp lúa mạch của Úc v́ nước này từ chối rút lại kêu gọi điều tra về nguồn gốc dịch Covid-19.
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố đang điều tra chống bán phá giá và có thể tăng thuế nhập khẩu lên tới 80% đối với lúa mạch – một trong những mặt hàng xuất khẩu then chốt của Úc vào Trung Quốc.
Nếu được thực hiện, đây sẽ là đ̣n giáng mạnh vào nền kinh tế vốn đang gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch Covid-19 tại Úc.
Thời gian gần đây, quan hệ giữa Úc và Trung Quốc trở nên căng thẳng liên quan đến sự bùng phát của Covid-19. Thủ tướng Úc Scott Morrison đă nhiều lần kêu gọi tổ chức cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc dịch Covid-19 trong khi Bắc Kinh liên tục phản đối và gọi quan điểm của Canberra là “chiêu tṛ thao túng chính trị”.
“Chúng tôi rất quan ngại về thông báo có thể tăng thuế của Trung Quốc nhắm vào các nhà xuất khẩu lúa mạch Úc”, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham, cho biết.
Trước đó, ông Simon Birmingham từng cho rằng, dịch Covid-19 là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn, v́ vậy nhất thiết phải điều tra về nguồn gốc dịch bệnh. Bộ trưởng Thương mại Úc cũng nhấn mạnh, cuộc điều tra sẽ được thực hiện mà không thể bị cản trở bởi bất kỳ sức ép hay mối đe dọa về kinh tế nào.
Úc là nhà cung ứng lúa mạch lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2017. Năm 2018, xuất khẩu lúa mạch sang Trung Quốc giúp Úc thu về 1,5 tỷ USD.
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ công bố kết quả điều tra chống bán phá lúa mạch vào ngày 19.5 sắp tới và kết quả nhiều khả năng sẽ là bất lợi đối với Úc.
Ông Simon Birmingham cho biết, Úc sẽ đấu tranh đến cùng để bảo vệ quyền lợi của người nông dân và những nhà xuất khẩu nếu mức thuế “khổng lồ” bị Trung Quốc áp xuống.
“Chúng tôi sẽ bảo vệ tất cả quyền và lợi ích của nông dân và những nhà xuất khẩu lúa mạch Úc. Chúng tôi hy vọng rằng, việc điều tra sẽ có kết quả tích cực trong những ngày tới”, ông Simon Birmingham phát biểu hôm 10.5.
“Nếu chính sách tăng thuế được thực hiện, xuất khẩu lúa mạch Úc vào Trung Quốc về cơ bản là không thể tiếp tục được. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng Trung Quốc cũng muốn lúa mạch của chúng tôi. Họ đă mua lúa mạch của Úc trong suốt thời gian dài. V́ vậy, việc tăng thuế cũng sẽ gây thiệt hại cho kinh tế của họ”, ông Andrew Weidemann – Chủ tịch Hiệp hội sản xuất ngũ cốc Úc, nhận xét.
Đă có 4 công ty chế biến thịt ḅ Úc đă bị Trung Quốc đưa vào danh sách cấm nhập khẩu, bao gồm ba công ty ở Queensland và một ở NSW – hành động xảy ra ngay trong thời điểm căng thẳng với Úc đang leo thang.
Theo ABC, bốn công ty chế biến thịt này chiếm 35% sản lượng thịt ḅ xuất khẩu tới Trung Quốc, với doanh thu thương mại có thể đạt tới $3.5 tỷ mỗi năm.
Hồi năm 2017, Trung Quốc đă từng cấm nhập khẩu 6 công ty chế biến thịt, trong đó có cả 4 công ty vừa bị cấm nói trên. Lệnh cấm lần đó liên quan đến việc tuân thủ bao b́ nhăn mác và đă mất hàng tháng trời để giải quyết ở mức độ ngoại giao cao cấp.
Mặc dù Australia tôn trọng Trung Quốc, cũng như bất kỳ quốc gia nào, thực hiện các cuộc điều tra về các vấn đề chống bán phá giá, tuy vậy Australia không chấp nhận vụ việc chỉ dựa trên các chứng cứ ban đầu mà từ đó đưa ra kết luận cho thấy Australia hỗ trợ các nhà sản xuất. Bộ trưởng Simon Birmingham khẳng định, các nhà sản xuất lúa mạch của nước này không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào của chính phủ.
“Không có căn cứ nào cho thấy ngành sản xuất lúa mạch của Australia hoạt động dựa trên bất kỳ sự hỗ trợ nào ngoài các quy định về sản xuất thực phẩm thương mại. Các nông dân và các nhà sản xuất lúa mạch Australia có sức cạnh tranh hàng đầu thế giới bởi họ áp dụng khoa học công nghệ, thực thi các kinh nghiệm nhà nông tốt nhất và đưa sản phẩm ra thị trường với giá thấp nhất có thể theo một quy tŕnh thương mại mà không sử dụng bất kỳ trợ cấp nào của chính phủ cũng như các biện pháp làm biến dạng thị trường”, ông Simon Birmingham khẳng định.
Từ năm 2018, Trung Quốc đă tiến hành điều tra nghi vấn cho rằng năm 2017 các nhà sản xuất lúa mạch Australia nhận trợ cấp của chính phủ để có thể bán hàng với giá thấp hơn thị trường trong nước sang Trung Quốc.
Trước khi quyết định được đưa ra, Trung Quốc vừa thông báo cho Australia thời hạn 10 ngày, từ ngày 9/5 đến ngày 19/5 để giải thích v́ sao không nên áp dụng mức thuế chống bán phá giá 73,6% và thuế chống trợ cấp 6,9% đối với lúa mạch nhập khẩu từ Australia.
Căng thẳng xung quanh việc xuất khẩu lúa mạch của Australia sang Trung Quốc bùng phát sau thời điểm Trung Quốc đe dọa sẽ trả đũa Australia do nước này yêu cầu cộng đồng quốc tế điều tra độc lập về sự xuất hiện của Covid-19. Báo điện tử ABC News của Australia cho biết, vụ việc cho thấy dường như các nhà sản xuất lúa mạch Australia là đối tượng đầu tiên bị Trung Quốc trả đũa.
Lúa mạch là một trong ba mặt hàng nông nghiệp trọng điểm Australia xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm với giá trị lên đến khoảng 1,5 tỷ AUD. Do hạn hán nên năm ngoái, Australia chỉ xuất lượng lúa mạch trị giá 600 triệu sang Trung Quốc. Trong số đó 80% lúa mạch là từ bang Tây Australia.
Bộ trưởng Nông nghiệp bang Tây Australia Alannah MacTiernan khẳng định, Trung Quốc là nhà nhập khẩu lúa mạch lớn nhất của bang này v́ vậy nếu lúa mạch không xuất sang được Trung Quốc th́ các nhà sản xuất lúa mạch bang Tây Australia sẽ gặp khó khăn khi chưa t́m được thị trường thay thế.
|