Tên lửa Trường Chinh 5B đồ sộ của Trung Quốc trở thành vật thể nặng nhất trên quỹ đạo rơi mất kiểm soát và khó dự đoán đường đi của những mảnh rác.
Tên lửa Trường Chinh 5B cất cánh từ trung tâm phóng Văn Xương hôm 5/5. Ảnh: Reuters.
Theo Phi đoàn giám sát không gian số 18 của Không quân Mỹ, tên lửa Trường Chinh 5B quay trở lại khí quyển (hồi quyền) lúc 10h33 ngày 11/5 theo giờ Hà Nội, ở ngoài khơi phía tây châu Phi, hướng về phía Nouakchott, Mauritania. Tên lửa này cất cánh tại bãi phóng Wenchang trên đảo Hải Nam, phía nam Trung Quốc cách đây 7 ngày.
Trong nửa giờ cuối cùng trên quỹ đạo, tên lửa bay qua phía trên Hollywood, Colorado Springs và Công viên Trung tâm của New York, McDowell cho biết. Hành trình hồi quyển mất kiểm soát của tên lửa này chủ yếu do ảnh hưởng của thời tiết vũ trụ trong vài ngày qua. Những hạt bắn ra từ Mặt Trời có thể tạo ra lực cản và làm xáo trộn hành trình của mảnh rác vũ trụ bay nhanh, khiến đường đi của nó trở nên khó dự đoán.
Theo Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard, Mỹ, lần gần nhất một vật thể nặng hơn rơi mất kiểm soát khi hồi quyển là năm 1991, khi trạm vũ trụ Salyut-7 nặng 39 tấn của Xô Viết rơi qua vùng trời phía trên Argentina.
Tháng 7/2019, trạm vũ trụ Trung Quốc Thiên Cung 2 rơi có kiểm soát qua khí quyển Trái Đất. Nhưng con tàu 8,6 tấn chỉ nặng bằng 1/2 so với tên lửa Trường Chinh 5B và được điều khiển từ xa để sử dụng nốt phần nhiên liệu còn sót lại và đáp xuống địa điểm xa xôi giữa đại dương. Năm 2018, phiên bản tiền nhiệm của nó là trạm Thiên Cung 2 (8,5 tấn) rơi mất kiểm soát xuống Thái Bình Dương.
VietBF@sưu tập