Đến nước Nga cũng phải ủng hộ đề xuất mở cuộc điều tra về đại dịch Vũ Hán từ Trung Quốc, th́ Bắc Kinh hết đường né tránh đề xuất yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập về đại dịch Vũ Hán, mà Trung Quốc trước đây từng khẳng định rằng nước này sẽ chỉ ủng hộ việc mở cuộc điều tra về COVID-19 nếu WHO là đơn vị tổ chức cuộc điều tra ấy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng có lần gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh là một "chiến binh cô độc".
Tất nhiên đó chỉ là một lời nói đùa, nhưng có vẻ như h́nh ảnh so sánh ấy ngày càng giống với thực tế, CNN b́nh luận. Trước thềm cuộc họp của Hội đồng y tế Thế giới (WHA), Nga cùng gần 100 quốc gia (vào thời điểm CNN đăng tải bài viết) đă bày tỏ sự ủng hộ đối với một đề xuất yêu cầu mở cuộc điều tra độc lập về đại dịch COVID-19.
Sau khi Australia liên tiếng kêu gọi mở cuộc điều tra về cách Trung Quốc xử lư dịch bệnh trong giai đoạn đầu, Liên minh Châu Âu (EU) đă soạn thảo đề xuất nói trên.
Về phần ḿnh, phía Bắc Kinh đă có phản ứng khá tức giận trước lời kêu gọi của Canberra, cụ thể là Trung Quốc đă cáo buộc Australia có động thái "vô cùng vô trách nhiệm" có thể "phá vỡ mối quan hệ hợp tác trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh và đi ngược lại với nguyện vọng chung của nhân loại".
Đề xuất này không chỉ đích danh Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào, mà chỉ kêu gọi mở cuộc "đánh giá công bằng, độc lập và toàn diện về cách ứng phó đối với dịch COVID-19 trên toàn thế giới do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều phối", và sẽ được đưa ra trong cuộc họp thường niên của WHA - bắt đầu từ ngày hôm nay (18/5) tại Geneva.
Giải thích cho việc sử dụng cách diễn đạt trong bản đề xuất có phần trung lập hơn so với lời kêu gọi trước đó của Australia, CNN cho biết điều này là cần thiết để có được sự đồng thuận của đại đa số các thành viên WHO - bao gồm những quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc như Nga.
Tuy nhiên, theo tiết lộ của một nguồn tin trong chính quyền Australia với đài ABC của nước này, nội dung của đề xuất này vẫn đủ mạnh mẽ để "đảm bảo một cuộc điều tra thích hợp và toàn diện được tiến hành".
Trước đó, Bắc Kinh từng khẳng định rằng nước này chỉ ủng hộ mở cuộc điều tra nếu WHO là đơn vị tổ chức - trong khi WHO bị cáo buộc "thiên vị" hoặc "chịu ảnh hưởng" của Trung Quốc. Các quan chức của WHO đă bác bỏ các cáo buộc này.
Tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại Anh Lưu Hiểu Minh cũng đă tuyên bố: "[Trung Quốc] cởi mở và minh bạch, chúng tôi không có điều ǵ phải giấu giếm, chúng tôi không có điều ǵ phải sợ hăi. Chúng tôi hoan nghênh việc đánh giá độc lập trên quy mô quốc tế, nhưng việc đánh giá phải do WHO tổ chức".
Trong thực tế, hiện tại ngày càng có thêm nhiều quốc gia ủng hộ đề xuất của EU, do đó Trung Quốc sẽ ngày càng khó kiểm soát t́nh h́nh hơn, CNN b́nh luận.
WHO, và đặc biệt là người đứng đầu của tổ chức này - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - từng khen ngợi cách xử lư dịch bệnh của Trung Quốc. Ảnh: The Atlantic
Vị thế của Trung Quốc trên toàn cầu có thể bị ảnh hưởng?
Theo CNN, bất kỳ kết quả điều tra theo hướng bất lợi cho Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vị thế của nước này trên toàn cầu, thứ vốn đă "hứng đ̣n" từ khi đại dịch COVID-19 lây lan ra toàn cầu. Trong đó, Mỹ là quốc gia thường xuyên có những phát ngôn đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch COVID-19.
Đứng trước những lời chỉ trích, cáo buộc, phía Trung Quốc đă bác bỏ và khẳng định nước này luôn minh bạch trong việc công bố thông tin về dịch bệnh.
WHO, và đặc biệt là người đứng đầu của tổ chức này - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus - từng khen ngợi cách xử lư dịch bệnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo CNN, cuộc điều tra theo đề xuất của EU sẽ tập trung vào những thông tin Trung Quốc đă biết, cùng với đó là thời điểm và số lượng thông tin nước này đă chia sẻ với WHO.
Trong khi đó, trong một cuộc phỏng vấn với hăng tin CNN hôm thứ 7 (16/5) tuần trước, Viện sĩ Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu về bệnh đường hô hấp của Trung Quốc, đồng thời là cố vấn y tế cao cấp của chính phủ Trung Quốc, đă thừa nhận quan chức thành phố Vũ Hán ban đầu đă "không muốn nói ra sự thật".
"Ban đầu, họ giữ im lặng. Và sau đó tôi đă đưa ra nhận định rằng có thể số người nhiễm bệnh lớn hơn [so với báo cáo] rất nhiều", chuyên gia này cho biết. "Tôi không tin vào báo cáo của họ, nên tôi đă tiếp tục chất vấn và yêu cầu họ cung cấp số liệu thực. Tôi nghĩ rằng họ không muốn trả lời câu hỏi của tôi".
Mặc dù vậy, ông Chung khẳng định rằng kể từ ngày 23/1, khi chính quyền trung ương chính thức vào cuộc, th́ các số liệu được công bố đă chính xác.
Vấn đề liên quan tới Đài Loan
Theo CNN, một vấn đề khác cũng sẽ được thảo luận trong cuộc họp của WHA trong tuần này, đó là việc đảo Đài Loan có thể tham gia cuộc họp của WHA hay không.
Trái với Trung Quốc, đảo Đài Loan đă nhận được nhiều lời khen ngợi của quốc tế về cách xử lư đại dịch hiệu quả. Nhiều quốc gia cũng đă công khai ủng hộ đảo này tái tham gia cuộc họp của WHA với tư cách là quan sát viên.
Hôm thứ 6 tuần trước (15/5), một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă lên án và cáo buộc các quốc gia ủng hộ Đài Loan là "đang t́m kiếm lợi ích chính trị cho bản thân" và "gây tổn hại tới việc hợp tác chống dịch trên toàn cầu". Phát ngôn viên này cũng dự đoán rằng đề xuất về Đài Loan sẽ nhận lại sự phản đối của "đại đa số trong cộng đồng quốc tế".
Tuy nhiên, với số lượng quốc gia ủng hộ đề xuất điều tra về COVID-19 gia tăng theo từng giờ, Bắc Kinh có lẽ sẽ không c̣n có thể chắc chắn về tuyên bố nói trên của họ nữa, CNN kết luận.