Vừa qua ngoại trưởng Mỹ đă nổi giận trước việc WHO không mời Đài Loan tới họp. Ông cho biết WHO đang bị TQ điều khiển và đây là điều không thể chấp nhận. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Ngoại trưởng Mỹ Pompeo cáo buộc WHO không mời Đài Loan dự cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới v́ sức ép từ Trung Quốc.
"Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus có mọi quyền và tiền lệ để mời Đài Loan dự họp. Tuy nhiên, ông ấy chọn cách không mời Đài Loan v́ đang chịu sức ép từ Trung Quốc", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm nay ra thông cáo cho biết.
Ngoại trưởng Mỹ cho rằng sự vắng mặt của Đài Loan khiến Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) không thể tận dụng chuyên môn khoa học của ḥn đảo, đồng thời làm mất uy tín và hiệu quả của WHO. "Điều này càng gây nghi ngờ tuyên bố minh bạch và lời kêu gọi hợp tác quốc tế của Trung quốc", Pompeo nói thêm.Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu trước đó cho biết giới chức ḥn đảo không nhận được lời mời tham dự phiên họp hàng năm của WHA. "Cơ quan ngoại giao vô cùng lấy làm tiếc và rất bất măn v́ Ban Thư kư WHO đă chịu áp lực từ Trung Quốc, coi thường 23 triệu người dân Đài Loan", ông Wu cho hay.
Đài Loan từng là quan sát viên của WHA, cơ quan ra quyết sách của WHO, từ năm 2009, khi quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đă ngăn Đài Loan duy tŕ vai tṛ này tại WHO từ năm 2016, sau khi lănh đạo Thái Anh Văn lên nắm quyền.
Đài Bắc nói rằng Bắc Kinh và WHO có "mục đích chính trị" khi loại ḥn đảo khỏi những cuộc họp quan trọng của tổ chức.
Đài Loan gần đây tích cực vận động hành lang để dự cuộc họp của WHA, nói rằng họ muốn chia sẻ với thế giới kinh nghiệm thành công trong chống dịch bệnh. Đảo Đài Loan chỉ ghi nhận 440 ca nhiễm và 7 ca tử vong, dù gần gũi về vị trí địa lư và thương mại với Trung Quốc, nhờ phát hiện và pḥng ngừa sớm.
Nỗ lực vận động tham gia WHA với tư cách quan sát viên của Đài Loan nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ. Tuy nhiên Trung Quốc, vốn luôn xem ḥn đảo là một phần lănh thổ và không có quyền tham dự các cơ quan quốc tế như một quốc gia có chủ quyền, đă phản đối mạnh mẽ.
|