Theo Fox News, báo cáo mới từ Quỹ Di sản (Heritage Foundation) của Hoa Kỳ tiết lộ rằng Bắc Kinh đă xây mới hoặc cải tạo lại ít nhất 186 ṭa nhà chính phủ ở ít nhất 40 quốc gia châu Phi. Báo cáo cho rằng gần như chắc chắn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ sử dụng các ṭa nhà này để tiến hành các hoạt động gián điệp.
Tác giả của báo cáo này là ông Joshua Meservey, một nhà phân tích chính sách cao cấp về Châu Phi và Trung Đông của Quỹ Di sản. Ông Meservey nói với Fox News rằng làn sóng xây dựng ở Châu Phi dâng cao chỉ là một khía cạnh trong những nỗ lực rất lớn của Bắc Kinh nhằm mua chuộc các chính phủ châu Phi.
Báo cáo cho biết, Bắc Kinh đang khiêu chiến với Hoa Kỳ để lănh đạo trật tự toàn cầu, loại trật tự đă mang lại sự thịnh vượng và ổn định chưa từng có cho các quốc gia bao gồm cả Hoa Kỳ. Bắc Kinh muốn lật đổ hệ thống này, biến nó thành một hệ thống mà không ai dám phản đối kế hoạch của Bắc Kinh.
186 ṭa nhà chính phủ
Báo cáo lần đầu tiên viện dẫn sự việc dữ liệu của trụ sở Liên minh châu Phi (AU) ở Ethiopia bị ṛ rỉ. Một cuộc khảo sát do tờ Le Monde của Pháp công bố vào tháng 1 năm 2018 đă chỉ ra rằng, máy chủ do ông trùm viễn thông Trung Quốc Huawei lắp đặt tại trụ sở của Liên minh châu Phi mỗi đêm gửi những dữ liệu trên tới Thượng Hải, Trung Quốc trong suốt 5 năm. ĐCSTQ bị buộc tội đứng sau hậu trường thao túng việc làm này.
Ṭa nhà này được xây dựng bởi doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là "Tổng Công ty xây dựng Trung Quốc". Một cuộc kiểm tra của ṭa nhà phát hiện toàn bộ ṭa nhà đều ẩn giấu thiết bị nghe lén.
Ba ngày sau khi Le Monde tiết lộ thông tin, tờ Financial Times của Anh cũng xác nhận nội dung mà Le Monde đă đưa.
Báo cáo của Quỹ Di sản cho biết, không chỉ có trụ sở Liên Minh châu Phi, mà hầu hết các ṭa nhà của chính phủ châu Phi đều đang bị Bắc Kinh nghe lén. Kể từ năm 1966, các công ty Trung Quốc đă xây dựng hoặc cải tạo ít nhất 186 ṭa nhà chính phủ như vậy ở Châu Phi. Ngoài ra, các công ty viễn thông Trung Quốc đă thiết lập ít nhất 14 mạng viễn thông nội bộ chính phủ. Bắc Kinh đă tặng máy tính cho chính phủ của ít nhất 35 quốc gia châu Phi.
Kết quả điều tra của Joshua Meservey c̣n nhấn mạnh rằng ít nhất 40 trong số 54 quốc gia châu Phi có các ṭa nhà chính phủ được các công ty Trung Quốc xây dựng. Ông đă viết trong báo cáo rằng, do khó có thể thu thập dữ liệu toàn diện về sự tham gia của Trung Quốc vào các vấn đề châu Phi trong 70 năm qua, nên những con số trên gần như chắc chắn chỉ là phần nổi.
Xây dựng hoặc cải tạo một ṭa nhà khiến ĐCSTQ có cơ hội tốt để thu thập thông tin
Báo cáo cho biết, ngoài việc dữ liệu tại trụ sở của Liên minh châu Phi bị ṛ rỉ, có nhiều lư do chính đáng để tin rằng ĐCSTQ đang lợi dụng các công ty Trung Quốc xây dựng ṭa nhà chính phủ để có cơ hội thu thập thông tin t́nh báo nước ngoài. Điều này phù hợp với các cách làm bất lương của Bắc Kinh nhằm thu về lợi kinh tế và triển khai các hoạt động gián điệp rộng khắp.
Báo cáo nói rằng hoạt động gián điệp của Bắc Kinh đă tập hợp các cuộc đối thoại nhạy cảm giữa các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và các quan chức châu Phi. Trong đó bao gồm các cuộc thảo luận giữa các quan chức quân đội Hoa Kỳ và các quan chức châu Phi về các cuộc tập trận quân sự chung, các hoạt động chống khủng bố và các hoạt động khác mà họ không muốn tiết lộ với ĐCSTQ.
"Bắc Kinh hiểu rằng thực lực kinh tế là yếu tố cốt lơi của sức mạnh quốc gia. Với các hoạt động gián điệp kinh tế liên tục chống lại Hoa Kỳ, Bắc Kinh cũng tăng cường sức mạnh của chính ḿnh và gây tổn hại cho Hoa Kỳ. Việc Bắc Kinh có thể tiếp cận dễ dàng đối với nhiều chính phủ châu Phi (thu thập thông tin) đă làm tăng nguy hiểm cho các công ty Mỹ, đặc biệt là các công ty công nghệ đang ngày càng quan tâm đến đầu tư và tiếp xúc với các chính phủ châu Phi", ông Meservey nói.
Một báo cáo năm 2017 của Hoa Kỳ gọi Trung Quốc (ĐCSTQ) là "kẻ xâm phạm sở hữu trí tuệ hàng đầu thế giới". Theo một cuộc điều tra gần đây của Văn pḥng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, hoạt động gián điệp của Bắc Kinh tốn hơn 50 tỷ đô la hàng năm.
Báo cáo cho biết, một cơ hội khác cũng hấp dẫn ĐCSTQ là: các công ty Trung Quốc đă xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo ít nhất 24 nhà ở hoặc văn pḥng của tổng thống hoặc thủ tướng, ít nhất 26 quốc hội hoặc văn pḥng quốc hội, ít nhất 32 cơ sở quân sự hoặc cảnh sát và ít nhất 19 ṭa nhà của Bộ Ngoại giao.
Báo cáo cho rằng đối với ĐCSTQ, việc lắp đặt thiết bị nghe lén trên các ṭa nhà này là một cơ hội tuyệt vời, cho phép họ thu thập thông tin t́nh báo trực tiếp từ các cấp cao nhất của chính phủ châu Phi. Trên thực tế, cơ hội này hấp dẫn đến mức Bắc Kinh có thể đă tài trợ và xây dựng một số ṭa nhà để cải thiện việc theo dơi một số chính phủ.
"Nếu Bắc Kinh theo dơi cả một số văn pḥng nhạy cảm nhất của chính phủ châu Phi, ĐCSTQ có thể hiểu rơ hơn về các tính cách, thói quen và sở thích của các nhà lănh đạo, điều này sẽ giúp Bắc Kinh điều chỉnh chiến dịch ảnh hưởng cho từng nhà lănh đạo cấp cao. Thiết lập lực ảnh hưởng như vậy rất quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu bá quyền toàn cầu của ĐCSTQ”, báo cáo viết. Với tư cách ‘nhà lănh đạo toàn cầu’ trong việc thực thi hoạt động gián điệp và các hoạt động gây ảnh hưởng ở nước ngoài, Bắc Kinh gần như chắc chắn có thể sử dụng các hoạt động của ḿnh ở châu Phi để giám sát các quan chức Mỹ, châu Phi và các lănh đạo doanh nghiệp.
Việc thu thập thông tin t́nh báo của ĐCSTQ ở Châu Phi đặt ra 4 mối nguy hiểm lớn cho Hoa Kỳ
"Lượng thông tin khổng lồ mà ĐCSTQ có thể thu thập ở châu Phi gây ra 4 mối nguy hiểm lớn cho Hoa Kỳ: Bởi v́ thông tin này có thể được sử dụng để thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với lục địa châu Phi; Tuyển dụng nhân viên t́nh báo ở các cấp cao của chính phủ châu Phi; Biết được các chiến lược ngoại giao, các hoạt động quân sự chống khủng bố hoặc các cuộc tập trận quân sự chung của Hoa Kỳ; Gây bất lợi cho sự cạnh tranh giữa các công ty Mỹ với các công ty Trung Quốc ở châu Phi", báo cáo cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Meservey chỉ ra rằng nhiều chính phủ châu Phi đều biết rằng sự tham gia của ĐCSTQ ở Châu Phi bao gồm cung cấp các khoản vay, hỗ trợ và trao đổi văn hóa, nhưng ẩn trong các hoạt động này là hoạt động gián điệp và xâm nhập.
Báo cáo của Quỹ Di sản đặc biệt đề cập rằng, luật của ĐCSTQ là yêu cầu cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân phải giúp các cơ quan t́nh báo thu thập thông tin t́nh báo. Các công ty Internet phải tuân theo hướng dẫn của chính phủ Trung Quốc, tức là hợp tác với chính phủ và cắt giảm người dùng ẩn danh.
"Các tài liệu của chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) cho thấy dữ liệu được thu thập bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo được gửi về Trung Quốc để phân tích, giúp ĐCSTQ tiến hành ngoại giao công khai. Một hiện tượng là các công ty công nghệ Trung Quốc thường tồn tại vấn đề lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm". Báo cáo của Quỹ Di sản đă trích dẫn báo cáo phân tích năm 2019 của một công ty an ninh mạng.
Báo cáo của công ty an ninh mạng tiết lộ rằng: “Qua việc thử nghiệm thiết bị Huawei, hơn một nửa có ít nhất một lỗ hổng cho phép người dùng truy cập trái phép vào các thiết bị này. Tỷ lệ phát sinh lỗ hổng cao hơn nhiều so với các thiết bị của các công ty khác".
VietBF @ Sưu tầm