Trung Quốc trước nay luôn muốn đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông nhằm tiến hành cuộc chơi “tay đôi” với các nước khu vực và Bắc Kinh sẽ không từ bỏ ư đồ bá quyền.
để đối trọng Trung Quốc. Trong ảnh: Tàu USS Theodore Roosevelt. Ảnh: US Navy
Hôm 20-5, tờ Asia Times có bài viết của học giả Mark J. Valencia với tựa đề“Trung Quốc (TQ) có nên thỏa hiệp ở Biển Đông?”. Một luận điểm quan trọng của GS Valencia là: Bắc Kinh dường như khó có thể “chơi đẹp” chừng nào Mỹ vẫn c̣n tiếp tục can thiệp chính trị và quân sự vào khu vực. GS Mark J. Valencia là học giả người Mỹ, hiện đang là thỉnh giảng cao cấp tại Viện Nghiên cứu quốc gia TQ về Biển Đông.
Ư đồ tuyên truyền của Bắc Kinh
Nếu theo dơi xuyên suốt các bài viết của ông Mark J. Valencia trong nhiều năm qua trên truyền thông TQ và quốc tế sẽ thấy vị này luôn theo đuổi quan điểm: TQ trở nên hung hăng ở Biển Đông cũng bởi v́ Mỹ xuất hiện và đe dọa an ninh của Bắc Kinh.
Theo đó, Valencia và các học giả thân TQ đều cho rằng Mỹ không có quyền yêu sách chủ quyền, không thể “danh chính ngôn thuận” xuất hiện và can dự vào Biển Đông. Từ đó, nhóm học giả này kết luận: Việc Mỹ (hay bất kỳ quốc gia thứ ba nào khác) đưa quân đội vào Biển Đông sẽ không thể khiến TQ ngừng yêu sách, trái lại sẽ làm t́nh h́nh trở nên phức tạp hơn khi TQ phải gia tăng các hoạt động “pḥng vệ”.
Để minh họa cho lập trường của ḿnh, phía TQ luôn tuyên truyền rằng: Washington luôn xem TQ là kẻ thù của họ nhưng thực tế đó chỉ là sự tưởng tượng phi lư của Mỹ. Các học giả thân Bắc Kinh cho rằng Mỹ lợi dụng tranh chấp ở Biển Đông để can dự khu vực, qua đó muốn “hạ bệ” sự trỗi dậy ḥa b́nh của TQ. Cụ thể, Mỹ t́m cách “gắn mác” tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) vào những hành động đe dọa an ninh Biển Đông, vốn cũng được TQ xem là tấm lá chắn an ninh quan trọng của họ; Washington can thiệp vào đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm chia rẽ ASEAN.
Theo Valencia, chỉ có Philippines là một điển h́nh tốt về việc thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ về chính trị và quân sự để thỏa hiệp với TQ về “khai thác chung”. Valencia tin rằng các mô h́nh hợp tác kiểu Philippines - TQ sẽ tạo ra hy vọng đẩy được Mỹ ra khỏi khu vực, tạo ra sự ổn định lâu dài cho các nước. Nếu kế hoạch “gác tranh chấp, cùng khai thác” giữa Bắc Kinh và Manila thành công th́ theo Valencia, đây sẽ trở thành một mô h́nh mà các quốc gia có yêu sách khác ở Biển Đông có thể làm theo.
Đừng nghĩ Trung Quốc ngây thơ
Trên thực tế, không giống như GS Valencia và phía TQ tuyên truyền, TQ sẽ không ngây thơ đến mức công nhận yêu sách của các nước khác hoặc trở nên thượng tôn pháp luật khi Mỹ rút lui khỏi khu vực Biển Đông. Cho dù Washington bị các nước ASEAN quay lưng, hay tự bản thân Mỹ muốn bỏ cuộc th́ tham vọng độc chiếm Biển Đông mà TQ đang thực hiện sẽ không thay đổi.
Trong khi đó, có nhiều lư do để tin rằng sự hiện diện của Mỹ và các nước thứ ba khác tại Biển Đông là hợp lư. Thứ nhất, cần biết rằng Biển Đông không chỉ hàm chứa lợi ích chủ quyền của các quốc gia ven biển, mà nó c̣n là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng của thế giới. Trên thực tế, vùng biển nằm ngoài lănh hải của các quốc gia ven biển, ví dụ vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay vùng biển quốc tế, chứa đựng nhiều quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba, bao gồm cả Mỹ, Úc, Nhật Bản, EU, Ấn Độ hay bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, thậm chí với các quốc gia không giáp biển.
V́ vậy, việc Mỹ hay các quốc gia khác tiến hành FONOPs, tập trận hay tuần tra chung nếu không vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 th́ không thể nói là can dự phi lư.
Hôm 20-5, tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ đă rời căn cứ hải quân trên đảo Guam để thực hiện nhiệm vụ đầu tiên kể từ ngày 26-3, thời điểm hàng ngàn thành viên trên tàu nhiễm COVID-19 khiến tàu phải tạm ngừng hoạt động, theo hăng tin NBC News. Hải quân Mỹ cho biết tàu sân bay Theodore Roosevelt đă tiến vào vùng biển Philippines hôm 21-5.
Thứ hai, TQ không thể nói rằng Biển Đông là lá chắn an ninh của họ để độc chiếm khu vực này. Trên thực tế, nhiều quốc gia trong đó có nhiều nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền hợp pháp, có quyền chủ quyền và quyền tài phán phù hợp với UNCLOS. Biển Đông v́ thế cũng là lợi ích cốt lơi và là lá chắn an ninh của họ.
Để đảm bảo an ninh chung, các quốc gia trong đó có ASEAN và TQ phải tuân thủ tuyệt đối luật chơi chung, điển h́nh là UNCLOS. Vậy nhưng đến nay các sự kiện về Biển Đông, điển h́nh là phán quyết của Ṭa Trọng tài 2016, đều cho thấy chỉ TQ hành xử phi pháp và hung hăng. Nếu vắng Mỹ và các nước khác, TQ sẽ có đà lấn tới, tiếp tục chiếm các thực thể trên biển.
Thứ ba, nếu có một quốc gia cố t́nh t́m cách chia rẽ ASEAN trong đàm phán COC th́ đó chính là TQ chứ không hẳn là Mỹ. COC được đưa ra sau khi UNCLOS, mà TQ cũng là thành viên đă ra đời. UNCLOS là nền tảng quan trọng để ASEAN và TQ thỏa thuận về cách hành xử ở Biển Đông. Tuy nhiên, TQ đến nay vẫn muốn chơi tṛ “chia để trị”, tức muốn đàm phán riêng lẻ với từng nước nhằm gây áp lực, tạo ưu thế khi đàm phán COC.
Gần 20 năm qua, TQ tŕ hoăn COC để chiếm đóng, xây đảo nhân tạo và quân sự hóa trái phép Biển Đông. TQ dùng lợi ích kinh tế để thúc đẩy Philippines vốn là nước điều phối quan hệ ASEAN - TQ hiện nay, thực hiện ư đồ “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Thực tế đó là ư đồ biến biển Philippines thành biển chung với TQ. V́ vậy, nếu Philippines triển khai khai thác chung với TQ th́ đó sẽ là một tiền lệ vô cùng nguy hiểm, khiến TQ “được nước lấn tới”, mạnh tay hơn trong đe dọa, bắt nạt khu vực.
Trong bối cảnh TQ muốn “chia để trị”, việc vắng Mỹ và các nước thứ ba khác (như Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, EU) sẽ khiến các đồng minh như Philippines, Đài Loan và các đối tác ở Biển Đông rơi vào thế lưỡng nan: Hoặc làm theo Philippines và phải tham gia vào cuộc chơi “gác tranh chấp, cùng khai thác” đầy rủi ro; hoặc phải chịu sự đe dọa, bắt nạt theo kiểu đâm ch́m tàu cá, quấy rối hoạt động kinh tế biển mà TQ đă thực hiện bấy lâu nay.
Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao “chiến lang” về Biển Đông
Không chỉ những học giả như GS Valencia, các đội ngũ tuyên truyền của TQ được triển khai rộng khắp thế giới, trong đó có những nhà ngoại giao “chiến lang”. Hiểu nôm na, khi cộng đồng thế giới lên tiếng chỉ trích TQ leo thang và bành trướng ở Biển Đông, các nhà ngoại giao tại đại sứ quán TQ ở các quốc gia khắp thế giới ngay lập tức có phản ứng: vừa đe dọa, bắt nạt lại vừa t́m cách ve vuốt, mua chuộc.
Một điển h́nh của ngoại giao “chiến lang” TQ là ở Philippines. Cuối tháng 4 vừa qua, người dân Philippines dậy sóng khi đại sứ quán TQ tại Manila công bố một video bài hát có nhan đề Iisang Dagat (tạm dịch từ tiếng Philippines: Một biển), theo báo South China Morning Post. Người dân Philippines tức giận v́ TQ thông qua lời bài hát muốn ám chỉ việc “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Ngoài ra, họ c̣n cho rằng TQ bày tỏ thiện chí giả tạo khi trước đó vài ngày, TQ đă cho tàu chiến chĩa súng radar vào tàu hải quân Philippines.