Trong khi Tôn Thất Thiệp là trung tâm của một tiểu Ấn Độ với những người cho vay tiền, các quán cà ri và tiệm kim hoàn th́ một mê cung các con phố nhỏ chạy ra đường Hàm Nghi là vùng pha trộn của các cư dân người Việt, người Hoa, người Ấn và người Pháp.
Sue Hajdu
Đối diện ngôi đền Ấn trên đường Tôn Thất Thiệp là một ngôi nhà nhỏ được xây cất bởi cộng đồng người Ấn tại Sài G̣n. Tiền cho thuê nhà được dùng duy tu hoạt động của ngôi đền nhiều năm qua. Có một dạo ngôi nhà là một nhà hàng cà ri. Rồi có lúc nó là nơi trú ngụ của một gia đ́nh Việt Nam và là nơi họ bán điểm tâm món bánh cuốn kiểu Bắc. Cách đây 18 tháng nó được trùng tu và khai trương thành SoCoLa – một cửa hiệu hấp dẫn chuyên bán thời trang và đồ cổ theo phong cách Nhật.
Từ tầng hai của căn nhà người ta có thể nh́n thấy một cách gần gũi khung cảnh cổng vào đền và nóc đền Ấn giáo Sri Thenday Yutthapani. Ngôi đền được xây cất bởi Chettiars, một người gốc Tamil Nadu ở Bắc Ấn. Nếu thả bộ đến showroom Samsung ở góc đường Tôn Thất Đạm và nh́n lại các bức tường vôi, bạn sẽ nhận ra vẫn c̣n ḍng chữ xưa: Hội Nattukottai Chet… Căn nhà này từng là nhà chung của Chettiars, căn nhà kế bên số 29-31 cũng vậy, một nơi mà người Ấn hành hương thường trú ngụ. Được xây cất năm 1889, căn nhà giờ đây là tiệm kem Fanny và Temple Club. Ṭa nhà phục chế kiểu thuộc địa này cũng từng là trụ sở ủy ban nhân dân, một ngôi trường tiểu học và văn pḥng đại diện hăng Fuji.
Ḍng họ Nattukottai Chettiars là những người Ấn đi tiên phong trong ngành ngân hàng và kế toán. Họ định cư tại nhiều đô thị Đông Nam Á, nơi mà các nền kinh tế thuộc địa đang đâm chồi nảy lộc rất cần đến kỹ năng xử lư tài chính của họ.
Ḍng họ Nattukottai Chettiars có tập quán xây những ngôi đền Murugan tại bất cứ nơi đâu họ sinh sống. Ở gian trong của ngôi đền Tôn Thất Thiệp bạn sẽ thấy Thần Muruga (Sri Thenday Yutthapani), con trai của Shiva và Parvati và vị em trai Ganesh. Gạch lát lộng lẫy, thủy tinh trang trí sặc sỡ và những bức chân dung khổng lồ của Ghandi và Nehru khiến ngôi đền này khác biệt với các ngôi đền Ấn khác ở Sài G̣n. Khuôn viên của ngôi đền từng chạy dài đến đường Lê Lợi và ở cổng 122 Pasteur người ta vẫn c̣n nh́n thấy chiếc chuồng chim bồ câu cổ xưa. Ngôi đền đóng cửa đă vài năm và được dùng làm nhà kho trước khi giao lại cho cộng đồng Ấn giáo tại Sài G̣n năm 1993.
Trong khi Tôn Thất Thiệp là trung tâm của một tiểu Ấn Độ với những người cho vay tiền, các quán cà ri và tiệm kim hoàn th́ một mê cung các con phố nhỏ chạy ra đường Hàm Nghi là vùng pha trộn của các cư dân người Việt, người Hoa, người Ấn và người Pháp. Muốn biết khu này ngày xưa ra sao, bạn hăy nh́n căn nhà 103 Hồ Tùng Mậu. Căn nhà đặc sắc này là một thí dụ xuất sắc của di sản kiến trúc và văn hóa pha trộn của Sài G̣n.
Cộng đồng người Ấn trước đây sống khắp quận 1. Một số chuyên kinh doanh đồ cổ, gia vị, bánh kẹo. Những người gốc Bombay thường giỏi trong ngành vải vóc và có cửa hiệu trên đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Hàm Nghi, Trần Hưng Đạo và bên trong hoặc xung quanh chợ Bến Thành. Những cửa hiệu vải vóc ngày nay kinh doanh tại đó là những người thừa hưởng truyền thống này và tại số 22 Phan Bội Châu, ta có thể nh́n thấy một dấu vết: J. Kimatrai.
Người Việt hay gọi người Ấn là Chà Và, đọc trại từ Java. Sự thật là người Hà Lan đă tuyển mộ người Ấn đi lính và rốt cục một số người dừng chân tại Cochin-china. Về sau, chà và được dùng để chỉ tất cả người châu Á và Trung Đông da sậm. Một số người Chà xuất xứ từ các trạm thông thương mua bán của Pháp như Pondichery và Chandernagor ở Nam Ấn. Những người Chà này có hộ chiếu Pháp và thường được tuyển dụng vào các cơ quan công quyền hoặc cảnh sát thuộc địa.
Cộng đồng người Ấn rời Sài G̣n nhiều đợt, đầu tiên là sau năm 1945, rồi sau 1954 – một số trở về Ấn, một số khác th́ t́m quê hương mới tại Pháp. Sau năm 1975 vẫn c̣n khá nhiều người Ấn sống ở đường Tôn Thất Thiệp, nhưng dần dần họ đi khỏi và đặc trưng của con đường dần dần thay đổi, nhiều gia đ́nh người Bắc dọn đến và các cửa hiệu mặt tiền kinh doanh thưa thớt hơn. Về đêm con đường đặc biệt yên tĩnh. Vào đầu thập niên 1980 nó bắt đầu sôi động trở lại, với một vài cửa hàng máy móc điện tử khai trương. Sau đổi mới chuyển biến trở nên dồn dập. Những người mua bán máy móc điện tử đi gơ cửa từng nhà để hỏi thuê mặt tiền.
Tại sao họ chuộng khu vực này đến thế? Dường như có chút ǵ đó thuộc về quá khứ của con đường đă gây ra tác động này. Thời chiến tranh, một khu chợ đen đă góp mặt vào bức tranh hợp tuyển văn hóa của Tôn Thất Thiệp. Hàng hóa tiêu dùng như quần áo, vật dụng vệ sinh, rượu và một số máy móc điện tử đă len lỏi từ các cửa hàng PX của quân đội Mỹ ra vỉa hè Tôn Thất Thiệp. Giờ đây sắc thái của con đường rất rơ nét, nhất là phía Sun Wah Tower, với thiên h́nh vạn trạng các cửa hàng bán máy ảnh, máy tính, từ điển điện tử, điện thoại, máy nghe nhạc và CD.
Sự hiện diện của quân đội Mỹ cũng làm sôi động con đường về đêm, với các quán bar như La Fayette thay chỗ cho các quán cà ri. Cư dân lâu năm c̣n nhớ các quán bar khác như Pussy Cat nằm ở số nhà 11 và Snow and Victoria đối diện bên kia đường.
Nếu không quan tâm đến bars lúc nào cũng sẵn có một loạt quán ăn để lựa chọn thưởng thức. Đức Trọng, số nhà 13, được mở vào khoảng 1960 bởi một gia đ́nh từ miền Bắc chuyển vào Sài G̣n mười năm trước. Đó là một quán ăn nổi tiếng mà thực khách có những vị như Trịnh Công Sơn. Ba Lê mở cách đó hai căn vào năm 1970, với nhiều rượu ngon của Pháp, Tây Ban Nha và các món ăn Tàu. Chủ nhân đă học ngành nhà hàng tại Pháp một thập niên. Nếu chịu khó hỏi han, người ta sẽ chỉ cho bạn xem mẫu quảng cáo của họ năm 1972 trong một cuốn hướng dẫn dành cho ngoại kiều: Bảy ngày ở Sài G̣n.
Chen vào giữa hai quán này là Đồng Nhân, c̣n gọi là Tiệm Cơm Bà Cả. Quán này mới mẻ hơn nhiều, bán cơm b́nh dân nhưng đắt hàng nhờ danh tiếng 50 năm nấu nướng của Bà Cả tại quán gốc trên đại lộ Nguyễn Huệ. Xuôi theo con đường, nhà số 62 cạnh ngôi đền là quán Thanh Xuân Hủ Tiếu Mỹ Tho nổi tiếng, kinh doanh đă trên nửa thế kỷ. Chị của chủ quán cũng bán Hủ Tiếu Mỹ Tho tại số nhà 54. Những người chủ quán này có thể kể cho bạn nghe chuyện về ông Sampan, một người Ấn sống trong hẻm 62 và là đầu bếp của ngôi đền và cộng đồng dân chúng Ấn địa phương. Dừng bước tại các nhà hàng hay quán ăn này, bạn sẽ có ấn tượng sống động về không khí và đặc điểm của Sài G̣n xưa.
Nơi này là một Sài G̣n đang dần phai, từng ngày. Dân chúng đồn rằng toàn bộ khu phố giữa Tôn Thất Thiệp và Lê Lợi đă được qui hoạch để giải tỏa. Đây là một phiên bản của từ “phát triển”. Tôi thích phiên bản khác hơn, cái mới tồn tại trong kư ức của cái cũ.
Tôi t́m thấy điều đó ở cuối đường Tôn Thất Thiệp, nơi những cửa hiệu như Temple Fleur, Monsoon và Celadon Green mọc lên và tiếp nối bởi GAYA, Saigon Kitsch, Maipropart and make studio – Ai Ka. Đúng thế, đây là những cửa hiệu thời thượng, nhưng chúng ḥa nhập với sắc thái của con đường, nơi mà có một thời không một căn nhà được xây cao hơn ngôi đền. Và trong sự tinh tế kiến trúc và thẩm mỹ của SôCôLa, Temple Club, Fanny và cửa hiệu Heaven mới phục chế xinh xắn, tôi t́m thấy một sự phát triển thương mại rất đặc thù của ngày hôm nay nhưng có sự tôn trọng quá khứ và làm giàu cho lịch sử phong phú của bức tranh hợp tuyển văn hóa Tôn Thất Thiệp.
Đền Mariamman – 45 Trương Định Q.1
Ngôi đền này thờ Mariamman, vợ của thần Shiva và hiện nay là ngôi đền Ấn giáo nổi tiếng nhất tại Sài G̣n. Đền nổi tiếng v́ bất cứ ai cũng có thể viếng, không chỉ người Ấn hay người Việt gốc Ấn mà cả người Việt theo Phật giáo hay Thiên Chúa giáo. Thứ sáu là có nhiều khách viếng nhất v́ đây là ngày lễ dâng y. Có lẽ một lư do khác khiến ngôi đền được đông người thăm viếng là do thời chiến tranh khu vực này bị đánh bom nhưng ngôi đền không hề suy suyển.
Đền được xây cất cách đây đă 217 năm. Hai bức tượng Mariamman, c̣n gọi là Kaliamman hay Kali được đặt trong gian thờ bằng đá bên trong. Trước kia các tín đồ thường rước kiệu bức tượng nhẹ trên đường phố vào các ngày lễ hội. Mặc dù nghi lễ này không c̣n diễn ra nữa, ngôi đền vẫn gieo những ấn tượng rất sống động. Ngày lễ lớn nhất trong năm là ngày 10 tháng 9 âm lịch, thường rơi vào tháng 10 dương lịch.
Đền Subramanian – XXXX Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.1
Không chỉ là một nơi thờ phụng trong suốt 200 năm qua, ngôi đền này c̣n là chỗ tá túc cho các thương nhân Ấn Độ thuở ban sơ đặt chân đến Sài G̣n. Một khi việc kinh doanh phát đạt, các thương nhân sẽ tính chuyện ổn định cuộc sống lâu dài hơn, bằng cách mua nhà, cưới vợ người Việt và đưa gia đ́nh từ Ấn Độ sang đây cùng sinh sống. Nhiều thương nhân xuất thân từ vùng Madras và thực tế là cả bốn ngôi đền hiện diện tại Sài G̣n đều theo phong cách miền Nam. Người Ấn gốc Bombay không bao giờ muốn định cư tại đây lâu dài nên không xây cất ngôi đền nào mà lập tran thờ tại nhà.
Ḍng xe cộ lướt bên ngoài tương phản mạnh mẽ với vẻ tĩnh lặng bên trong ngôi đền này thờ thần Subramanian, c̣n gọi là thần Murugan. Tượng thần đặt trên cổng vào, cưỡi một con công và c̣n đặt ở gian thờ bên trong, cùng với hai nữ thần phu nhân. Vây quanh tả hữu là các bức tượng đá sẫm màu thờ thần Ganesh và Vishnu, cũng bắt nguồn từ Ấn Độ.
Sue Hajdu