T́nh h́nh Biển Đông vô cùng căng thẳng từ đợt bùng phát dịch bệnh. Trước hàng loạt hành động xâm chiếm ngang ngược của Trung Quốc. Một tổ chức nghiên cứu độc lập ở Mỹ chuyên về chính sách đối ngoại và các vấn đề quốc tế, vừa xuất bản một phân tích sâu về nguy cơ đối đầu quân sự trên Biển Đông.
Theo phân tích của CFR, nguy cơ đối đầu quân sự ở biển Đông liên quan đến Mỹ và Trung Quốc có thể tăng lên đáng kể trong thời gian tới, đặc biệt nếu mối quan hệ của họ tiếp tục xấu đi do những xung đột thương mại và chỉ trích liên tục về đại dịch coronavirus. Từ năm 2009, Trung Quốc đă nâng cao yêu sách lănh thổ ở khu vực này thông qua nhiều chiến thuật khác nhau như cải tạo đảo, quân sự hóa các đảo mà họ chiếm đóng và sử dụng các lập luận pháp lư và ảnh hưởng ngoại giao mà không gây ra một cuộc đối đầu nghiêm trọng với Mỹ.
Gần đây nhất, Trung Quốc tuyên bố thành lập hai quận mới ḥng cai quản quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, một nỗ lực tăng cường yêu sách ở biển Đông bằng cách thể hiện kiểm soát hành chính.
Sẽ là sai lầm khi cho rằng Trung Quốc hài ḷng với những lợi ích mà họ đă đạt được hoặc họ sẽ hạn chế sử dụng các chiến thuật táo tợn hơn trong tương lai. Những thay đổi t́nh h́nh trong nước hay trong môi trường quốc tế có thể tạo động lực cho lănh đạo Trung Quốc sử dụng chiến lược khiêu khích hơn ở biển Đông, điều này sẽ làm tăng nguy cơ đối đầu quân sự.
Mỹ có mối quan tâm lớn trong việc ngăn chặn Trung Quốc khẳng định quyền kiểm soát biển Đông. Duy tŕ t́nh trạng đi lại tự do cho tuyến đường thủy này không chỉ quan trọng v́ lư do kinh tế, mà c̣n là duy tŕ chuẩn mực tự do hàng hải toàn cầu. Mỹ cũng có nguy cơ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự với Trung Quốc ở khu vực này do nghĩa vụ của hiệp ước quốc pḥng của Mỹ đối với ít nhất một trong những bên yêu sách chủ quyền là Philippines.
Khả năng kiểm soát tuyến đường thủy biển Đông của Trung Quốc sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc ép Mỹ rời khỏi khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương, mở rộng ảnh hưởng kinh tế và nói chung là sắp xếp lại khu vực theo hướng có lợi. Ngăn chặn Trung Quốc làm như vậy là mục tiêu trọng tâm của Chiến lược An ninh Quốc gia Mỹ và lư do Ấn Độ-Thái B́nh Dương là không gian hoạt động chính của quân đội Mỹ.
“V́ những lư do này, Mỹ nên t́m cách ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, lư tưởng nhất là tránh đối đầu nguy hiểm và sẵn sàng quản lư khéo léo mọi khủng hoảng nếu chúng phát sinh”, CFR nhận định.
Trung Quốc coi phần lớn biển Đông thuộc chủ quyền của họ. Thực thi chủ quyền hoàn toàn đối với khu vực này là một trong những mục tiêu cốt lơi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Trung Quốc không chấp nhận hoặc tôn trọng các yêu sách chủ quyền của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan hoặc Việt Nam ở khu vực này. Mặc dù Trung Quốc đă thận trọng trong việc thúc đẩy các yêu sách của ḿnh cho đến nay, ba diễn tiến có thể thuyết phục lănh đạo Trung Quốc rằng họ nên quyết đoán hơn.
Theo CFR, ông Tập có thể cảm thấy buộc phải tăng tốc các mốc thời gian ông ta đặt ra ở biển Đông để duy tŕ vị thế của ḿnh trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là nếu t́nh h́nh chính trị ở Hong Kong xấu đi, việc thống nhất ḥa b́nh với Đài Loan trở nên ít khả năng hơn, hoặc chỉ trích trong nước về việc xử lư đại dịch coronavirus.
Với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vào năm 2020 dự kiến chỉ đạt 1,2%, mức thấp nhất kể từ giữa những năm 1970, ông Tập Cận B́nh có thể thấy cần phải chứng minh sức mạnh trong khi Bắc Kinh đối phó với sự sụp đổ nội bộ từ đại dịch. Trung Quốc đă tuyên bố hai khu hành chính mới ở biển Đông vào tháng 4/2020 và tăng cường chỉ trích hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Mỹ trong khu vực.
Hơn nữa, với kỳ vọng rằng giai đoạn đầu hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc sẽ hoàn thành vào năm 2020, ông Tập có thể tin tưởng hơn rằng Trung Quốc sẽ thành công trong việc thúc đẩy các yêu sách của ḿnh bằng sức mạnh quân sự, đặc biệt là nếu Mỹ bị phân tâm trong việc xử lư đại dịch coronavirus hoặc hậu quả của nó.
Cơ hội tuyên bố các yêu sách mà không dùng đến vũ lực cũng có thể giảm đi trong tương lai nếu các quốc gia Đông Nam Á trở nên ít thỏa hiệp hơn trước quan điểm của Trung Quốc…
Tư thế thân thiện của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đối với Trung Quốc có thể trở nên không bền vững về mặt chính trị trong trường hợp xảy ra sự cố trên biển dẫn đến thương tích hoặc khiến công dân Philippines tử vong. Indonesia cũng đă duy tŕ vị thế trung lập trong các tranh chấp, nhưng điều này có thể thay đổi nếu Bắc Kinh tiếp tục xâm phạm quyền đánh bắt cá của Jakarta ở biển Natuna (Và thực tế là Indonesia đă không c̣n trung lập khi chính thức gửi công hàm lên LHQ phản đối “đường chín đoạn” phi lư của Trung Quốc-PV). Trung Quốc có thể coi hành động quân sự là cách duy nhất nếu mất đi lựa chọn ngoại giao để khẳng định yêu sách chủ quyền.
Ṿng xoáy tiếp tục đi xuống trong quan hệ Mỹ-Trung Quốc cũng có thể khuyến khích ông Tập áp dụng cách tiếp cận “bây giờ hoặc không bao giờ” ở biển Đông. Dưới thời chính quyền Donald Trump, Mỹ đă tăng tần suất FONOP, thách thức các yêu sách quá đáng của Trung Quốc trong khu vực.
Chỉ riêng trong năm 2018 và 2019, các tàu hải quân Mỹ đă đi lại trong ṿng 12 hải lư của các đảo và rạn san hô mà Trung Quốc tuyên bố hoặc chiếm đóng ít nhất một chục lần, tăng đáng kể so với tần suất dưới thời chính quyền Barack Obama. Quân đội Mỹ tiếp tục hoạt động tại các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Trung Quốc, theo luật pháp quốc tế, mặc dù Trung Quốc cố gắng kiểm soát tất cả các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của ḿnh. Trao đổi quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc cũng đă giảm từ 30 năm 2016 xuống c̣n 12 vào năm 2019, và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đă công khai tuyên bố rằng Mỹ sẽ hỗ trợ Philippines nếu có bất kỳ h́nh thức vũ trang nào của Trung Quốc chống lại Manila.
Nếu cuộc chiến thương mại và công nghệ đang diễn ra, trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19, và cạnh tranh chiến lược, căng thẳng quân sự gia tăng ở Đông Á tiếp tục, và nếu Mỹ xuất hiện các sáng kiến để ngăn chặn những lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc có thể hành động ở biển Đông theo những cách có thể dẫn đến một cuộc đụng độ quân sự.