Trong khi Mỹ chưa đóng được một tàu Colombia nào th́ Nga đă có tàu hạt nhân mang tên lửa đă sẵn sàng gia nhập hệ trang bị của lực lượng vũ trang. Liệu tàu ngầm mới 18 tỷ USD của Mỹ có dọa được Nga?
Thông tin Lầu Năm Góc yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ chi gần 18 tỷ USD để chế tạo hai tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân Colombia loạt đầu đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Các nhà quân sự Mỹ cho rằng, khả năng chiến đấu của Colombia sẽ vượt xa đáng kể so với tàu ngầm Ohio đă già cỗi, lạc hậu.
Được biết, tổ hợp chiến đấu của Colombia gồm 16 tên lửa trong khi Ohio có 24. Thế nhưng đó là 16 tên lửa đạn đạo loại mới Trident II D5. Những tên lửa này sẽ được trang bị cả đầu đạn siêu mạnh và đầu đạn "nhỏ xinh" 10 kiloton. Và trên một tên lửa có thể mang tới 12 đầu đạn như vậy. Đầu đạn lớn nhỏ đều có độ chính xác cao, mức sai lệch so với điểm mục tiêu chỉ không quá 90 mét.
Tàu đa năng thuộc đề án Khasky
Dĩ nhiên, vào thời điểm hiện tại, Hoa Kỳ chưa hề đóng được một tàu Colombia nào. C̣n ở Nga, tàu hạt nhân mang tên lửa (không hề thua kém ǵ mẫu tàu mà người Mỹ đang vẽ thiết kế) th́ đă sẵn sàng gia nhập hệ trang bị của lực lượng vũ trang. Đó là "Quận vương Vladimir" - tàu ngầm chỉ huy thuộc đề án 955A Borey-A.
"Ngay trong tháng 6 năm nay, tàu sẽ được Hạm đội Bắc của Hải quân Nga tiếp nhận. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong đề án Borey-A đă hiện thực hóa hoàn toàn mọi tiềm năng của tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ 4", chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cho biết.
Tàu ngầm này của Nga giảm thiểu âm trường và từ trường. Đây là đặc tính hệ trọng, quyết định trực tiếp đến mức tổn thương của con tàu từ ngư lôi và ḿn của đối phương.
"Một điểm quan trọng là khác biệt về mặt thiết kế xây dựng giữa đề án 955A và 955 Borey thông thường: tàu loại 955A hoàn toàn vắng mặt "ụ bướu", nơi lắp đặt các bệ phóng tên lửa đạn đạo", ông Alexei Leonkov nhận xét. "Nhờ đó cải thiện được đặc tính thuỷ âm sonar. Trong đề án Borey-A c̣n triển khai cả hàng loạt phương án bí quyết "know-how" khác nữa để giảm khả năng bị phát hiện".
Borey-A được tự động hóa tối đa về các hệ thống điều khiển, giao tiếp và âm thanh. Cơ số thuỷ thủ đoàn ít hơn gần một lần rưỡi so với tàu Colombia triển vọng của Mỹ, - trên tàu ngầm Nga gồm 107 người. Cả hai tàu ngầm – của Mỹ và của Nga – đều chỉ số kích thước và độ choán nước gần như giống hệt nhau. Số lượng tổ hợp chiến đấu cũng giống - 16 tên lửa đạn đạo. Trong đó, mỗi tên lửa R-30 Bulava của Nga đủ sức mang theo 6 đầu đạn loại 150 kiloton.
Theo Sputnik, không hề khó để tính sức mạnh gây sát thương của tên lửa Trident II D5 và R-30 - là tương đương như nhau. Cả hai, khi bắn trúng mục tiêu, đều đảm bảo thổi bay tất cả thành bụi phóng xạ, v́ vậy ... chỉ mong rằng sẽ không bên nào phải dùng đến trong thực chiến!
Một điểm khác được báo Nga tiết lộ,đó là nước nàyc̣n đang tiếp tục phát triển các tàu ngầm hạt nhân thuộc đẳng cấp cao hơn, thế hệ thứ 5. Đó là những con tàu đa năng thuộc đề án Khasky.
Hai phương án đang được xem xét. Thứ nhất là loại "thợ săn" có trang bị tên lửa biến thể Kalibr nâng cấp dành chống các tàu ngầm tấn công của đối phương tiềm năng. Phương án thứ hai – tàu ngầm với tên lửa siêu thanh triển vọng Tsirkon, có khả năng triệt hạ cả mục tiêu trên biển và trên mặt đất.
Hiện giờ không có thông tin chính xác về những mẫu tàu ngầm này. Theo dữ liệu sơ bộ của các chuyên gia, kích thước và mức choán nước dịch chuyển của Khasky sẽ nhỏ hơn đáng kể so với các tàu Borey. Đội ngũ thủ thủy đoàn - không quá 90 người. Đặc tính thiết bị là tàu có hệ thống quản lư thông tin-điều khiển chiến đấu thống nhất tích hợp trí tuệ nhân tạo.
VietBF@ sưu tầm.