Nghệ sĩ Hồng Vân coi chồng là mạnh thường quân của đời chị. Mỗi khi cạn tiền làm sân khấu, nghệ sĩ Hồng Vân về nhà mè nheo chồng - diễn viên Lê Tuấn Anh - để được anh giúp. Hồng Vân mở lại sân khấu Phú Nhuận và Chợ Lớn từ ngày 23/5 sau ba tháng đóng cửa v́ dịch. Bà "bầu" nói về áp lực khi gồng gánh hai sàn diễn.
Hồng Vân đón tuổi 54 hôm 26/5. Ảnh: Quỳnh Trần.
Hồng Vân bên chồng - cựu diễn viên Lê Tuấn Anh. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
- Cảm xúc chị ra sao khi hai suất diễn trở lại đều đông khán giả?
- Tôi nửa mừng nửa lo. Ban đầu, chúng tôi chỉ định diễn thăm ḍ v́ chưa đoán được hiệu ứng khán giả ra sao. Đến suất gần đây nhất - Mẹ và người t́nh, khi quản lư thông báo hơn 370 ghế ở sân khấu Phú Nhuận đều kín, tôi mới thở phào nhẹ nhơm. Tôi lo v́ chưa biết công chúng liệu quay lại với thói quen xem kịch, hay chỉ là ủng hộ nghệ sĩ. Tôi chưa tập vở mới, chưa có lịch diễn cố định mà chỉ thông báo trước khoảng một tuần. Hiện chúng tôi có ba vở thuộc ba thể loại: chính kịch, cổ trang và hài - kinh dị, luân phiên diễn để xem thể loại nào được ưa chuộng hơn.
- Là bà "bầu" duy nhất điều hành một lúc hai sân khấu, chị gặp phải khó khăn ǵ?
- Hai sân khấu của tôi đều phải chịu lỗ. Nửa năm qua, với điểm diễn Phú Nhuận, tôi đều phải bù lỗ trung b́nh mỗi tháng vài chục triệu đồng, chủ yếu là lương cố định của nghệ sĩ, công nhân viên hậu đài. Sân khấu Chợ Lớn - khai trương cuối năm 2019 - do tôi và Minh Luân đầu tư 500 triệu đồng, đến nay vẫn chưa thu hồi vốn. Hiện tiền vé bán ra đủ trả cát-xê cho diễn viên là chúng tôi đă mừng, c̣n tiền thuê mặt bằng, thiết bị phải phụ thuộc vào doanh thu từ các lớp đào tạo diễn xuất. Chúng tôi chấp nhận v́ biết làm kịch nói không thể mong có lời ngay.
Không có sự ủng hộ của chồng, chắc tôi đă bỏ nghiệp làm "bầu" từ lâu. Anh là mạnh thường quân cho riêng tôi bấy lâu. Nhờ doanh thu nhà hàng của chồng đắp vào, tôi mới duy tŕ sân khấu đến nay. Mỗi lần "gồng" hết nổi, tôi lại về nhà mè nheo: "Anh xă ơi...". Hiểu tâm huyết của tôi với kịch nói, chưa bao giờ anh khuyên tôi buông bỏ.
- Các diễn viên sẻ chia với chị ra sao?
- Gần đây, tôi tính bỏ sân khấu Phú Nhuận dù đây là sàn diễn đầu tiên, nơi dồn tâm huyết từ những năm 2000. Các diễn viên tâm sự với tôi: "Thôi, thầy tṛ ḿnh cùng cố gắng". Nhiều em đ̣i diễn không lương để cùng tôi trang trải, nhưng tôi không chịu. Dù bù lỗ ra sao, tôi vẫn cố gắng xoay xở để không nghệ sĩ nào chịu thiệt. Tôi chạy show, đóng phim sớm khuya cũng chỉ mong đủ cát-xê vá víu cho họ. Hơn chục năm qua, tôi diễn không lương trên sân khấu của ḿnh.
Gánh nặng lớn nhất của sân khấu Phú Nhuận là tiền mặt bằng. Gần đây, đơn vị chủ quản chia sẻ khó khăn cùng tôi bằng cách không tăng giá thuê. Nhờ đó, tôi duy tŕ thêm một năm nữa, diễn được tới đâu hay tới đó.
- V́ sao gần đây, chị lấn sân lĩnh vực sản xuất web-drama?
- Tôi ra mắt web-drama đầu tay Đại Kê chạy đi từ tháng 4, kể về cuộc sống hai mẹ con trong xóm nghèo, tôi và học tṛ Tuấn Dũng đóng chính. Tôi mừng v́ nhiều tập của phim lọt vào top thịnh hành trên Youtube với hàng triệu lượt xem. Ban đầu, tôi xem đây là hướng đi mới. Tôi muốn cho bản thân lẫn học tṛ có thêm "đất" diễn, đề pḥng sân khấu đóng cửa nay mai. Với doanh thu từ web-drama, chúng tôi vừa đủ kiếm sống, vừa thỏa măn "máu" làm nghề. Tôi đang lên kế hoạch làm tiếp phần hai, mời thêm các nghệ sĩ Thanh Thủy, Huỳnh Lập... tham gia.
- V́ sao chị vẫn bám sân khấu, dù nhiều nghệ sĩ cùng thời đă nghỉ ngơi?
- Tôi tiếc công ḿnh gây dựng gần 20 năm qua. Dẫu sao, nơi đây cũng là ngôi nhà thứ hai, thứ ba của chúng tôi. Mở một sân khấu đă rất khó. Xóa sổ nó, tôi không chỉ có lỗi với chính ḿnh mà c̣n với tập thể v́ đó là công sức của nhiều bộ phận ở bề nổi lẫn bề ch́m, từ nghệ sĩ đến các anh em công nhân, nhân viên hậu đài. Năm ngoái, khi đóng cửa SuperBowl sau 14 năm thành lập, tôi như đứt từng khúc ruột.
Tôi đang truyền nghề cho Minh Luân - diễn viên gắn bó với sân khấu tôi nhiều năm trước, chung tâm huyết cùng kịch. Khoảng một, hai năm nữa, khi Luân đă đủ cứng cáp để thay tôi gánh vác, tôi nghỉ ngơi. Hiện chúng tôi duy tŕ h́nh thức vừa đào tạo diễn viên, vừa đóng kịch, tạo thành một quy tŕnh khép kín. Nhiều lứa học tṛ của tôi như Xuân Nghị, Tuấn Dũng... trưởng thành từ cái "nôi" đó.