Cách các tổng thống Mỹ đối phó biểu t́nh ra sao? Tổng thống Trump tuyên bố dùng "pháp luật và trật tự" để đối phó làn sóng biểu t́nh chống phân biệt chủng tộc, c̣n Kennedy đọc diễn văn đề xuất luật nhân quyền.
Dù nói rằng cảm thông với người biểu t́nh ôn ḥa, Donald Trump, Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, vẫn đe dọa sử dụng sức mạnh quân sự và thúc giục các bang trao quyền cho cảnh sát để trấn áp biểu t́nh bạo lực.
Trump dùng những từ ngữ mạnh như "thấp hèn và thất bại", "cướp bóc và vô chính phủ" để mô tả về phong trào biểu t́nh, cáo buộc phong trào chống phát xít Antifa đứng sau giật dây, tuyên bố sẽ liệt nhóm này vào danh sách khủng bố. Ông khẳng định ḿnh là tổng thống của "luật pháp và trật tự", thậm chí đe dọa sẽ triển khai lực lượng quân đội tới các bang để trấn áp biểu t́nh.
Trong lịch sử Mỹ, Trump không phải tổng thống duy nhất phải đối mặt với làn sóng biểu t́nh lớn. Tuy nhiên, mỗi tổng thống Mỹ có cách tiếp cận khác nhau khi đất nước hỗn loạn v́ biểu t́nh.
Tổng thống John F. Kennedy tại Nhà Trắng, thủ đô Washington, ngày 11/6/1963. Ảnh: AP.
Tổng thống John F. Kennedy năm 1963 đối mặt với phong trào dân quyền lan rộng ở Mỹ. Phong trào này thu hút sự chú ư của dư luận thế giới đến thực trạng bạo lực và phân biệt của quốc gia này, buộc Kennedy phải lên tiếng, theo trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia.
Ngày 11/6/1963, Kennedy đọc bài diễn văn tại Pḥng Bầu dục để đề xuất luật chống chia rẽ và phân biệt đối xử. Đến tháng 8/1963, bài diễn văn "Tôi có một giấc mơ" của mục sư Martin Luther King Jr. và cuộc tuần hành tại thủ đô Washington đă củng cố sự ủng hộ với đề xuất luật dân quyền của Kennedy. Vào ngày diễn ra cuộc diễu hành, Kennedy đă gặp các lănh đạo phong trào dân quyền tại Pḥng Bầu dục.
Sau khi Tổng thống Kennedy bị ám sát hồi tháng 11/1963, phó tổng thống Lyndon B. Johnson tuyên thệ nhậm chức tổng thống và tiếp nối dự định c̣n dang dở của người tiền nhiệm về dự luật dân quyền mới.
Johnson cũng đưa dân quyền trở thành trọng điểm trong chương tŕnh nghị sự Xă hội Vĩ đại, thúc đẩy quốc hội thông qua Đạo luật Dân quyền năm 1964 và Đạo luật Quyền bỏ phiếu năm 1965.
Khi các cuộc bạo loạn bùng phát trên khắp nước Mỹ năm 1968 sau vụ ám sát Martin Luther King Jr., Johnson quyết định kư thông qua Đạo luật Dân quyền. Theo luật này, các hành vi kích động nổi loạn được xem là trọng tội.
Đối mặt với áp lực từ phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam và thách thức từ ứng viên tổng thống đảng Dân chủ theo đường lối phản chiến, tháng 3/1968, Johnson bất ngờ thông báo không tái tranh cử. Trong diễn văn tại Pḥng Bầu dục, Johnson nói rằng ông cảm thấy không nên tốn thời gian cho "bất kỳ mục đích đảng phái cá nhân nào hay bất kỳ nhiệm vụ nào khác ngoài trách nhiệm to lớn của chính văn pḥng này".
Sau chiến dịch tổng tấn công Tết Mậu Thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, làn sóng biểu t́nh phản đối chiến tranh mới bùng lên ở Mỹ, trong đó có cuộc đụng độ giữa hàng ngh́n người biểu t́nh và cảnh sát, Vệ binh Quốc gia bên ngoài hội nghị đảng Dân chủ năm 1968.
Khi nhậm chức tổng thống năm 1969, Richard Nixon, thành viên đảng Cộng ḥa, đă cam kết lănh đạo nước Mỹ bằng "luật pháp và trật tự", sau các cuộc biểu t́nh phản chiến cũng như vụ ám sát mục sư Luther King và thượng nghị sĩ Robert Kennedy.
Cuộc chiến ở Việt Nam tiếp tục khoét sâu thêm chia rẽ ở Mỹ. Trong bài diễn văn thứ hai về cuộc chiến này, Nixon đă thúc giục nhóm người Mỹ mà ông gọi là "đa số im lặng" lên tiếng ủng hộ chính sách chiến tranh của ḿnh.
Năm 1970, phong trào phản chiến đă biến thành bạo loạn chết người khi Vệ binh Quốc gia Ohio nổ súng vào đám đông biểu t́nh, khiến 4 sinh viên tại Đại học Kent thiệt mạng. Nixon sau đó đă tới đài tưởng niệm Lincoln để gặp và tṛ chuyện với người biểu t́nh.
Tuy nhiên, phải đến năm 1973, Nixon mới chấm dứt các hoạt động can thiệp trực tiếp của quân đội Mỹ ở Việt Nam.
Ronald Reagan, tổng thống thứ 40 của Mỹ, lên nắm quyền năm 1981, trong bối cảnh đất nước đối mặt với cuộc khủng hoảng AIDS. Ông sớm giành được sự ủng hộ trong cuộc chạy đua tổng thống từ Moral Majority, tổ chức Cơ đốc giáo bảo thủ dưới sự dẫn dắt của Jerry Falwell, người xem AIDS là "sự trừng phạt của Chúa đối với người đồng tính".
Năm 1985, Nhà Trắng đưa Pat Buchanan, người từng có bài b́nh luận cho rằng "người đồng tính đă chống lại tự nhiên và giờ phải nhận quả báo là dịch AIDS", về làm giám đốc truyền thông. Đến năm 1987, Reagan có bài diễn văn đầu tiên về AIDS trước Quỹ Nghiên cứu AIDS của Mỹ. Thời điểm đó, Mỹ đă báo cáo hơn 24.000 người chết liên quan tới HIV/AIDS.
Theo Quỹ AIDS San Francisco, tổng thống Reagan thực sự nhận ra mối nguy hiểm của căn bệnh thế kỷ đang hoành hành ở Mỹ không chỉ nhờ các nhà hoạt động hay truyền thông. Bài diễn văn đầu tiên về AIDS của ông được đưa ra hai năm sau cái chết của người bạn thân, nghệ sĩ Rock Hudson, do những biến chứng của AIDS. Reagan cũng từng tham dự sự kiện gây quỹ cho người nhiễm HIV/AIDS do huyền thoại điện ảnh Elizabeth Taylor sáng lập.
Cuối năm 1987, cuộc diễu hành về quyền của người đồng tính cũng nổ ra ở thủ Washington, nổi bật với các hành vi bất tuân dân sự tại Ṭa án Tối cao và dự án nghệ thuật tấm chăn tưởng niệm nạn nhân AIDS (AIDS Memorial Quilt).
Năm 1989, George H.W. Bush (Bush Cha) bước vào Nhà Trắng và trong nhiệm kỳ tổng thống của ḿnh, ông đă kư ban hành Đạo luật về Người Khuyết tật, trong đó cũng có những điều khoản chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS, cùng đạo luật mang tên Ryan White CARE. Đạo luật này cho phép cung cấp các dịch vụ hỗ trợ y tế, thuốc men, chăm sóc các bệnh nhân ngoại trú và tại nhà cho hàng trăm ngh́n bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sống tại Mỹ.
Tuy nhiên, chính quyền Bush Cha không muốn thay đổi chính sách cấm người nhiễm HIV vào Mỹ. Dưới thời Bush Cha, các nhà hoạt động đă tổ chức nhiều cuộc tuần hành kêu gọi chính phủ liên bang nỗ lực nhiều hơn cho người nhiễm HIV/AIDS.
Theo Washington Blade, Bush năm 1991 nói phong trào ACT UP v́ quyền của người nhiễm HIV/AIDS "hoàn toàn phản tác dụng" và "tự do ngôn luận thái quá".
Tổng thống thứ 42 của Mỹ Bill Clinton lại đối mặt với các cuộc biểu t́nh liên quan chống phá thai. Ngay trong năm đầu tiên lên nắm quyền 1993, Clinton đă dỡ một số hạn chế về quyền phá thai được quy định dưới thời Reagan và H.W Bush. Năm 1994, Clinton kư thành luật việc mở rộng các h́nh phạt liên bang đối với hành vi bạo lực chống lại người phá thai hoặc cung cấp dịch vụ này.
Luật được đưa ra giữa lúc làn sóng biểu t́nh chống phá thai gia tăng ở các pḥng khám và vụ sát hại bác sĩ David Gunn, người cung cấp dịch vụ phá thai, năm 1993. "Chúng ta không thể tiếp tục cho phép những vụ tấn công, đốt phá hay đe dọa những công dân tôn trọng pháp luật", Clinton nói khi kư ban hành luật mới.
Năm 2003, tổng thống George W. Bush (Bush Con) phải đối mặt với cuộc biểu t́nh quy mô lớn nhằm phản đối chiến tranh Iraq. Tuy nhiên, Bush khẳng định biểu t́nh không làm ảnh hưởng tới quyết định của ḿnh.
"Vai tṛ của người lănh đạo là quyết định chính sách dựa trên t́nh h́nh an ninh và trong trường hợp này là an toàn của người dân", ông nói. Nhưng ông cũng thừa nhận rằng "mọi người có quyền được bày tỏ ư kiến và tôi rất hoan nghênh mọi người nói ra điều mà họ cho là đúng".
Trong những năm tháng ở Nhà Trắng, các đề xuất chính sách của tổng thống Barack Obama đă vấp phải phản đối của thành viên Tea Party, được thành lập vào đầu nhiệm kỳ của ông. Năm 2011, trong cuộc trao đổi với AP, Obama thừa nhận phong trào Tea Party "đă giúp nêu lên những câu hỏi về chúng ta là ai và chúng ta đủ khả năng để làm ǵ".
Năm 2014, trong cuộc biểu t́nh đốt phá làm rung chuyển thành phố Ferguson, bang Missouri, liên quan tới vụ cảnh sát bắn chết thiếu niên 18 tuổi Michael Brown, Obama khẳng định ông "không thể cảm thông cho tất cả những ai đang hủy hoại chính cộng đồng của ḿnh" và kêu gọi người biểu t́nh tôn trọng pháp luật.
Một năm sau, ông Obama thừa nhận vụ việc cảnh sát lạm dụng quyền lực ở Ferguson không phải là trường hợp cá biệt. Ông cũng đă gặp những nhà hoạt động của phong trào "Mạng người da màu cũng quan trọng" (Black Lives Matter), cũng như quan chức hành pháp và lănh đạo địa phương tại Nhà Trắng năm 2016.