2 người đàn ông và phụ nữ Trung Quốc bị các công nhân sát hại và châm lửa thiêu tại nhà máy ở Zambia giữa làn sóng bài Hoa tại quốc gia châu Phi.
Báo chí địa phương đưa tin 3 nạn nhân được phát hiện thiệt mạng trong kho hàng của nhà máy dệt ở Makeni, ngoại ô thủ đô Lusaka, hôm 24/5. Camera giám sát cho thấy 3 người Zambia giả dạng là khách hàng đă cầm gậy sắt tiến vào trong, sau đó đánh hai người đàn ông và một người phụ nữ Trung Quốc đến chết trên sân, trước khi kéo thi thể họ vào một nhà kho bên cạnh.
Theo cảnh sát, những kẻ tấn công c̣n chặt các thi thể và châm lửa đốt họ lẫn toà nhà. Giới chức Zambia mất 3 ngày mới thu thập hết các mảnh thi thể đă cháy rụi của các nạn nhân giữa đống đổ nát.
Trước khi bỏ trốn, các nghi phạm c̣n lục soát và lấy đi những tài sản có giá trị. Một con dao lớn dính máu được t́m thấy tại hiện trường.
Lực lượng cứu hoả tại nhà kho bị đốt của nhà máy dệt ở Makeni, ngoại ô thủ đô Lusaka, hôm 24/5. Ảnh: CNN
Một trong các nạn nhân được xác định là bà Cao Guifang, 52 tuổi, vợ của chủ nhà kho. Ông này đang ở quê nhà Giang Tô, Trung Quốc. Hai người c̣n lại là hai nam nhân viên của bà.
Phát ngôn viên cảnh sát Esther Katongo cho hay đă bắt hai nghi phạm là các công nhân của nhà máy này và đang truy t́m kẻ c̣n lại.
"Chúng tôi xin bày tỏ đau buồn trước vụ giết người và rất lấy làm tiếc. Đây là hành vi man rợ và tôi đảm bảo cảnh sát sẽ làm sáng tỏ sự việc", Ngoại trưởng Zambia Joseph Malanji nói hôm 28/5. "Đây là hành vi của những kẻ vô chính phủ".
Cái chết của 3 công dân Trung Quốc diễn ra sau khi thị trưởng Lusaka, ông Miles Sampa, kêu gọi đóng cửa các cơ sở kinh doanh của Trung Quốc tại đây, trong đó có các tiệm cắt tóc và nhà hàng, v́ người dân địa phương tố cáo họ bị phân biệt đối xử. Ông cũng chỉ trích một số doanh nghiệp Trung Quốc v́ chỉ sử dụng tiếng Anh và thuê nhân công người Trung Quốc.
Động thái của ông bị một số quan chức chính quyền lên án nhưng lại nhận được sự ủng hộ rộng răi từ nhiều người dân Zambia. Tuy nhiên, hôm 27/5, ông Sampa đă xin lỗi các công dân Trung Quốc tại Zambia về hành động của ḿnh, thừa nhận "sai lầm khi phán xét" họ.
Nhà hoạt động nhân quyền Zambia Brebner Changala cảnh báo những hậu quả nặng nề sẽ tiếp diễn khi các lao động địa phương cảm thấy không được các ông chủ người Trung Quốc bảo vệ và họ "cư xử như thể là chủ của đất nước này".
"Các liên đoàn và Bộ Lao động đáng lẽ phải bảo vệ họ nhưng lại không hành động và v́ thế họ phải tự bảo vệ chính ḿnh", Changala nói.
Theo báo cáo dân số thế giới năm 2019 của Liên Hợp Quốc, ước tính có 80.000 người Trung Quốc đang sống ở Zambia. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở quốc gia châu Phi này, xây dựng nhiều sân bay, đường sá, trường học, nhà máy và sở cảnh sát, nhưng cũng làm dấy lên làn sóng bài Hoa và đẩy Zambia vào một món nợ lớn.
VietBF@sưu tập