Cảnh sát Mỹ sở hữu hàng loạt công nghệ vũ khí phi sát thương như bọt siêu dính, loa phóng thanh... Những vũ khí này hiệu quả trong việc chống lại các nhóm bạo động.
Cuối tuần qua, nhiều thành phố tại Mỹ ch́m trong những cuộc biểu t́nh sau cái chết của George Floyd. Những cuộc biểu t́nh trải dài trên ít nhất 30 thành phố tại Mỹ, sau đó nhanh chóng biến thành bạo loạn.
Các cửa hàng bị nhóm bạo loạn đập phá, cướp bóc. Cảnh sát Mỹ buộc phải dùng các biện pháp mạnh để trấn áp. Theo phát ngôn viên Scott Hawks, bang Minnesota đă triển khai gần 7.000 Vệ binh Quốc gia để đối phó với các cuộc biểu t́nh.
Ngày 1/6, video của CNN cho thấy một số trang bị trấn áp biểu t́nh đă xuất hiện ở khu vực gần Nhà Trắng. Trong số đó có hệ thống ngăn chặn chủ động, có khả năng khiến da của người biểu t́nh sinh nhiệt tức thời ở khoảng cách xa.
Hệ thống ngăn chặn chủ động
Theo History Channel, ADS là viết tắt của hệ thống ngăn chặn chủ động (Active Denial System), thiết bị này phát ra sóng cao tần tương tự như trong các ḷ vi sóng. Con người trong phạm vi phủ sóng của thiết bị này sẽ chịu cảm giác như đang bị bỏng. Cảm giác này sẽ biến mất ngay khi bước ra ngoài vùng sóng và không để lại tác động lâu dài. Tuy vậy, với người mặc quần áo quá dày, thiết bị này sẽ không gây nhiều ảnh hưởng.
Xe cơ giới chở ADS xuất hiện gần khu vực Nhà Trắng hôm 1/6. Ảnh: CNN.
Đồng thời, hệ thống này không gây hại cho con người nên nó được xếp vào danh mục vũ khí không sát thương. Nó không khiến nạn nhân bị ung thư, không thay đổi gen, thậm chí là không gây ảnh hưởng tới các bà mẹ mang thai.
Vũ khí này có khả năng chiếu tới mục tiêu cách xa 1 km. Đây là cự ly lư tưởng để chống lại các cuộc biểu t́nh bởi bom xăng, đá, gậy gộc không thể tấn công lực lượng chức năng ở cự ly này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hệ thống này chỉ được dùng trong ṿng 3 giây.
Theo một số video đăng tải trên Twitter, ADS đă xuất hiện trong các cuộc trấn áp bạo loạn trong sự kiện chống kỳ thị chủng tộc vừa qua tại thành phố Buffalo, New York. Đồng thời, h́nh ảnh xe chở ADS cũng được CNN ghi nhận tại khu vực gần Nhà Trắng.
Thiết bị âm thanh tầm xa
LRAD là viết tắt của thiết bị tạo âm tầm xa (Long Range Acoustic Device). Nó có thể phát ra một luồng âm thanh với mức độ tập trung và định hướng cao, tương tự như tia laser nhưng bằng âm thanh. Người ở trong khu vực ảnh hưởng của LRAD, nạn nhân sẽ bị tra tấn bởi âm thanh cường độ lớn, quá mức chịu đựng của thính giác. Nếu chịu tác động này liên tục, đối tượng có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.
LRAD được lắp trên nóc xe quân dụng tại sự kiện G20 năm 2009. Ảnh: Glassbeadian.
Cảnh sát Pittsburgh, Mỹ đă từng sử dụng LRAD để giải tán người biểu t́nh bên ngoài hội nghị G-20 năm 2009. Sau sự kiện Superbowl năm 2011, cảnh sát Pittsburgh cũng từng sử dụng hệ thống này.
LRAD có thể mang theo dạng cầm tay hoặc tích hợp vào các xe công vụ. Khi được bật, người dùng có thể gửi lệnh thoại từ nó cùng các âm thanh khó chịu khác. Các sóng phát ra có tần số 2.800 Hz, đạt tối đa 3.000 Hz.
Các phiên bản của LRAD như LRAD2000X có khả năng truyền sóng lên đến 162 dB. Trong khi đó tai người sẽ cảm thấy khó chịu ở mức 120 dB và sẽ mất thính lực ở 140 dB. LRAD được sử dụng trong lĩnh vực dân sự tại các sân bay để đuổi chim.
Đèn laser gây lóa mắt
Thiết bị này sử dụng một nguồn phát tia laser xanh lục, để làm lóa mắt đối phương. Chúng được thiết kế để không gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt người mà chỉ gây lóa và mất phương hướng tạm thời. Đèn được thiết kế để có thể cầm tay hoặc gắn vào các xe quân dụng.
Đèn laser gây lóa mắt được sử dụng trong chống bạo loạn. Ảnh: Cmaj.
Chúng có thể được nhắm vào xe cơ giới, máy bay, tàu chiến của đối phương để vô hiệu hóa người điều khiển. Bên cạnh đó, đèn laser c̣n được dùng với mục đích cảnh báo đám đông. Trước đây, để làm việc này, cảnh sát phải dùng đến loa phóng thanh.
Bọt siêu dính
Khi được ném vào phía đối phương, loại “đạn” này tung ra một lượng lớn chất hóa học, nhanh chóng ph́nh to và khô cứng. Điều này khiến nạn nhân không thể cử động. Loại bọt này lần đầu được lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ dùng tại các chiến dịch đặc biệt ở Somali năm 1995.
Bọt dính cứng được thử nghiệm. Ảnh: Corbis.
Tại New Mexico, loại bọt này được nghiên cứu để sử dụng vô hiệu hóa xe hơi. Theo Wired, nó được gọi là hệ thống bắt giữ phương tiện.
Theo mô tả của Wired, phương tiện của lực lượng chức năng sẽ được trang bị các thùng tạo bọt với sức chứa vài mét khối.
Khi phun, nó sẽ vô hiệu hóa ngay lập tức phương tiện bằng cách làm tắc nghẽn cửa nạp khí của động cơ, khóa bánh, che tầm nh́n của người lái xe.
VietBF @ Sưu Tầm