Mặc dù chính quyền Trump cam kết viện trợ gần 1,6 tỷ USD giúp các nước trên thế giới chống Covid-19, nhưng cho đến nay chưa đến 400 triệu USD được gửi đến các quốc gia.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump luôn ca ngợi Mỹ dẫn đầu thế giới trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong hai đạo luật chi tiêu hồi tháng 3, quốc hội Mỹ đă phê duyệt gói viện trợ nước ngoài chống Covid-19 trị giá 1,59 tỷ USD, được chuyển tới các nước thông qua Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID).
Nhưng tới tuần trước, chỉ 386 triệu USD, tương đương gần 25% tổng viện trợ, được gửi tới các quốc gia cần giúp đỡ, theo một nguồn tin chính phủ giấu tên. Số tiền này được gửi đi thông qua các nhóm cứu trợ tư nhân và tổ chức đa quốc gia lớn, như cơ quan của Liên Hợp Quốc, nhằm cung cấp gói cứu trợ nhân đạo và quỹ b́nh ổn kinh tế - y tế toàn cầu.
Trong đó, chỉ có 11,5 triệu USD viện trợ thảm họa quốc tế được gửi tới các nhóm cứu trợ tư nhân, dù mục đích viện trợ là giúp các vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch.
Nhiều nhân viên cứu trợ chia sẻ họ thấy lo lắng và hoang mang rằng tại sao phần lớn số tiền viện trợ nhân đạo vẫn chưa được giải ngân.
"Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch nhận được rất ít viện trợ nhân đạo", 27 giám đốc điều hành tổ chức cứu trợ viết trong thư gửi tới John Barsa, người đứng đầu USAID, hôm 4/6. "Mặc dù nhân viên USAID hứa hẹn suốt nhiều tháng qua, rất ít tổ chức nhận được khoản viện trợ nhân đạo trong quỹ chống Covid-19".
Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hồi tháng 3. Ảnh: NYTimes.
Phần lớn viện trợ được cung cấp thông qua USAID. Phát ngôn viên Pooja Jhunjhunwala của cơ quan này ngày 5/6 cho biết tổng số tiền dành cho các nhóm viện trợ là 595 triệu USD, trong đó có 175 triệu USD cứu trợ thảm họa quốc tế. Tuy nhiên, cơ quan này từ chối tiết lộ chi tiết số tiền đă gửi đi.
Bà Jhunjhunwala cũng cho biết USAID phải đánh giá nghiêm ngặt trước khi gửi tiền cứu trợ nhằm đảm bảo chúng được chi tiêu hợp lư. "Chúng tôi muốn ḿnh phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng hiệu quả quỹ Covid-19 và là người quản lư tốt tiền thuế của người dân Mỹ", bà nói.
Trong nhiều tháng qua, Ngoại trưởng Mike Pompeo không ngừng ca ngợi nước Mỹ hào phóng khi giúp đỡ phần c̣n lại của thế giới chống Covid-19. "Mỹ vẫn là nước dẫn đầu thế giới về tinh thần nhân đạo giữa đại địch toàn cầu", ông nói hồi tháng 4.
"Bộ Ngoại giao Mỹ coi trọng tính mạng con người trong cuộc chiến với nCoV", ông nói hồi tháng 5. Trong bài phát biểu tối 4/6, Ngoại trưởng Pompeo khẳng định "chúng tôi thực sự huy động mọi nguồn lực để chống nCoV ở cả trong nước và nước ngoài".
USAID và Bộ Ngoại giao Mỹ cam kết gửi hơn một tỷ USD viện trợ chống Covid-19 cho hơn 100 quốc gia từ tháng 4, nhưng phần lớn số tiền này chưa được giải ngân. Điều này có nghĩa hơn 500 triệu USD viện trợ bổ sung được quốc hội Mỹ thông qua có thể phải chờ nhiều tháng nữa.
"Nó giống như đường ống đă sẵn nước nhưng mất quá nhiều thời gian để mở ṿi", Bill O’Keefe, phó chủ tịch Catholic Relief Services, tổ chức phi chính phủ phân phối viện trợ nhân đạo của Mỹ, cho hay.
Tổ chức của O’Keefe đă nhận khoảng 10 triệu USD để giúp đỡ Bờ Tây, Italy và Haiti chống dịch. Nhưng ông cho biết viện trợ lần này được phân phối chậm hơn nhiều cuộc khủng hoảng y tế trong quá khứ, như đợt bùng phát Ebola năm 2014 và 2015.
"Chúng tôi đang cố gắng khắc phục t́nh h́nh này. Mục tiêu của chúng tôi là giúp các nước pḥng ngừa càng sớm càng tốt. Bởi có càng ít ca nhiễm, nguy cơ dịch bùng phát và khiến nhiều người tử vong càng thấp", O’Keefe nói.
Khoản viện trợ mà Bộ Ngoại giao Mỹ và USAID cung cấp phần lớn để phục vụ chiến dịch thông tin nâng cao nhận thức về cách pḥng tránh virus, cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh, cũng như dịch vụ y tế cho người tị nạn, di cư và vô gia cư. Một số khoản được chi cho chương tŕnh kiểm soát và pḥng ngừa dịch.
Viện trợ bị tŕ hoăn được cho là do cuộc tranh luận giữa chính quyền Trump và quốc hội Mỹ về việc liệu số tiền này có thể được dùng để mua thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế chống Covid-19 ở nước ngoài hay không.
Từ tháng 4, Nhà Trắng đă cân nhắc cấm viện trợ cho mục đích này, khi nhân viên y tế Mỹ cũng cần thiết bị bảo hộ. Tháng trước, USAID cho biết một số nhóm cứu trợ không được phép chi tiền cho thiết bị bảo hộ tới khi Nhà Trắng ban hành chính sách về vấn đề này.
Ông John Barsa, người đứng đầu USAID, nói rằng quyết định sẽ sớm được đưa ra, nhưng cho đến lúc đó, các hợp đồng viện trợ mới đều phải tuân thủ quy định trên.
Lô thiết bị xét nghiệm nCoV được USAID của Mỹ chuyển tới Honduras hồi tháng 4. Ảnh: AFP.
Nazanin Ash, cựu quan chức cấp cao của USAID và Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay trong đợt bùng phát Ebola ở Tây Phi và châu Âu, quỹ viện trợ nhân đạo thường được chuyển tới các tổ chức cứu trợ trong 30-45 ngày.
"Nhưng trong một đại dịch nghiêm trọng hơn nhiều Ebola, các khoản viện trợ lại mất tới 3-4 tháng để chuyển tới những người trên tuyến đầu chống dịch", bà Ash, hiện là phó chủ tịch Ủy ban Cứu trợ Quốc tế, cho hay.
Trong khi đó, nhiều quan chức chính phủ và nhóm cứu trợ đang cố dự đoán cần thêm bao nhiêu tiền cứu trợ chống Covid-19 trong nhiều tháng hoặc nhiều năm tới, đặc biệt là các nước nghèo và bất ổn phải phụ thuộc vào Mỹ. Họ ước tính Mỹ cần tài trợ thêm 5-12 tỷ USD, nhưng lo ngại viện trợ bổ sung không được thông qua nếu chưa giải quyết xong các khoản chi trước đó.
Bà Ash từng là nhân viên cấp cao của USAID dưới thời George W. Bush và sau đó làm phó trợ lư ngoại trưởng trong chính quyền Barack Obama. Bà cho hay USAID từ lâu được xem là cơ quan cứu trợ thảm họa hiệu quả nhất thế giới, bất kể dưới thời tổng thống nào.
"Sự vắng mặt của USAID trong cuộc chiến chống Covid-19 là một lỗ hổng lớn", bà nói.
VietBF@sưu tập