Số người chết dưới tay các phiến quân trong vụ thảm sát kinh hoàng tại bang Borno, đông bắc Nigeria, đă vượt số người tử vong v́ Covid-19 cả 3 tháng qua chỉ trong ṿng hai tiếng đồng hồ. Đây là vụ thảm sát vô cùng kinh hàng, người ta phải thốt lên 'chỗ nào cũng có vết đạn'
Modi Ajimi, 42 tuổi, công chức quận Gubio, bang Borno, Nigeria, mất đi 4 người anh em họ vào ngày 9/6. Họ nằm trong số 81 nạn nhân thiệt mạng trong vụ thảm sát cùng ngày - chương đẫm máu mới nhất trong cuộc xung đột đă kéo dài cả thập kỷ tại khu vực, theo Washington Post.
Vào thời điểm vụ xả súng xảy ra, trai tráng trong làng đang đi xách nước sạch từ xa về làng. Đại dịch Covid-19 bùng phát kéo theo nhu cầu duy tŕ vệ sinh dịch tễ tăng cao. Rồi phiến quân ập đến, đi cả đoàn xe tải, bắn hết những người họ nh́n thấy.
"Gần như mọi chỗ trên người họ đều có một lỗ đạn", Ajimi nói ông t́m thấy Ari, Mamman, Ibrahim, Maina - 4 người thân thiệt mạng trong cuộc thảm sát - trên một băi đất trống.
Vẫn chưa tổ chức nào chịu trách nhiệm cho vụ tấn công làm rúng động Nigeria.
Khu tị nạn cho người dân ở vùng đông bắc Nigeria, mất nhà cửa v́ những vụ tấn công của phiến quân Hồi giáo cực đoan. Ảnh: AFP.Súng vẫn nổ
Quốc gia đông dân nhất châu Phi đang cùng lúc căng sức đối đầu với phiến quân Hồi giáo và đại dịch Covid-19.
Tính đến ngày 10/6, Nigeria đă ghi nhận 13.364 ca bệnh Covid-19 và 365 trường hợp tử vong v́ chủng virus quái ác. Đây là một trong những quốc gia bùng phát dịch nghiêm trọng nhất vùng hạ Sahara. Riêng ở bang Borno, số người chết v́ Covid-19 được thống kê chính thức là 29.
Chính phủ Nigeria đă ban bố lệnh phong tỏa, hạn chế đi lại và trợ cấp thực phẩm cho người lao động mất việc làm. Tổng thống Muhammadu Buhari kêu gọi người dân giăn cách giao tiếp xă hội và thường xuyên rửa tay.
Cuộc sống thường ngày như ngừng lại, trừ những xung đột ở đông bắc đất nước.
"Đă bao nhiêu người chết v́ virus corona ở Nigeria? Phiến quân, cướp và những loại tội phạm khác giết nhiều hơn con số đó chỉ trong một tuần", Abubakar Sadiq Kurbe, nhà khoa học chính trị ở Maiduguri, thành phố lớn nhất bang Borno, chia sẻ.
Đối với người dân sống trong những điểm nóng hoạt động của phiến quân, đại dịch có nguy cơ làm lu mờ nỗ lực đối phó chủ nghĩa cực đoan.
Kể từ năm 2009, nhóm khủng bố Boko Haram đă giết hại hơn 30.000 người tại khu vực. Giữa cuộc khủng hoảng Covid-19, nhóm vẫn không ngừng tổ chức tấn công và cướp phá vùng đông bắc Nigeria. Một nhóm tự xưng là Nhà nước Hồi giáo Tây Phi (ISWAP) cũng duy tŕ chiến lược đột kích các doanh trại đồng thời bắt dân làng trong vùng hoạt động phải nộp thuế.
Tiếng súng vẫn nổ, chỉ là ít được nhắc đến hơn.
Một vụ tấn công của phiến quân cực đoan tại Gubio năm 2015 khiến hàng chục người chết và 400 ngôi nhà bị thiêu rụi. Ảnh: AFP."Vụ khủng bố tàn ác nhất"
Văn pḥng Tổng thống Buhari ngày 8/6 c̣n ca ngợi thành công của quân đội trong cuộc chiến với các phần tử phiến quân. Thông báo trên mạng xă hội, chính phủ Nigeria thông báo hơn 1.400 tay súng cực đoan đă bị tiêu diệt trong ṿng 2 tháng qua.
Chỉ một ngày sau, cơn ác mộng tái diễn ở vùng đông bắc đất nước. Phải đến cuối ngày 10/6, người phát ngôn của Tổng thống Buhari, ông Garba Shehu, mới chính thức ra tuyên bố lên án bạo lực.
"Trước thông tin về một trong những vụ khủng bố tàn ác nhất nhắm vào người vô tội được ghi nhận ở vùng đông bắc, Tổng thống Mihammadu Buhari nói ông rất sốc trước hành vi giết hại tàn ác hàng chục người, bởi bàn tay của Boko Haram/ISWAP, tại làng Gubio, bang Borno", Shehu thông báo trên Twitter.
Trong khi đó, cách thủ đô Nigeria hơn 850 km về phía đông, người dân tại Maiduguri vẫn cảm thấy họ bị bỏ mặc.
"Chính quyền ở mọi cấp tại Nigeria đă chuyển sự tập trung sang Covid-19 và đánh rớt hạng vấn đề mất an ninh", Hassan Aliyu Yaulari, một công chức 48 tuổi, chia sẻ.
Thực tế là dân làng Gubio đă cảnh báo quân đội từ lâu về các vụ quấy phá của phiến quân, trước khi cuộc tấn công đẫm máu diễn ra. Các phần tử cực đoan thường đột kích, đe dọa dân thường rồi cướp gia súc. Nam giới trong làng tự vũ trang để chống trả, nhưng dễ dàng bị phiến quân áp đảo. Dân địa phương nói phiến quân được huấn luyện trong rừng, có vũ khí sát thương cao do cướp từ quân đội sau nhiều vụ giao tranh.
Umar Ashami, 37 tuổi, nói cư dân làng Gubio đă cầu xin chính quyền giúp đỡ. Quân đội Nigeria nhận cảnh báo về sự hiện diện của Boko Haram trong vùng khoảng một ngày trước vụ tấn công, nhưng cuối cùng không có bất kỳ hành động nào. C̣n Ashami mất đi cô em gái 30 tuổi trong vụ thảm sát ngày 9/6.
Trong khi đó, quân đội Nigeria bác bỏ cáo buộc làm ngơ trước cảnh báo của người dân. Người phát ngôn quân đội ngày 10/6 quy trách nhiệm vụ tấn công cho "một vài phần tử ẩn ḿnh" của Boko Haram và ISWAP ở vùng đông bắc.
Thông báo khẳng định quân đội đang truy lùng các hung thủ và lên kế hoạch "áp đảo toàn khu vực". Giới chức địa phương cho biết những ngôi làng xung quanh Gubio sẽ trở thành nơi lánh nạn cho người sống sót.
Khi đến thăm hiện trường vụ tấn công, Thống đốc bang Borno, ông Babagana Umara Zulum, kêu gọi láng giềng trong vùng đoàn kết để củng cố an ninh chung. Tuy nhiên, cư dân của ngôi làng Gubio cho rằng lời kêu gọi đó là chưa đủ.
Như không muốn tiếp tục bị lăng quên, người dùng trên mạng xă hội đă bắt đầu "gắn thẻ" Tổng thống Buhari vào h́nh ảnh hiện trường vụ thảm sát đang được lan truyền. Một số đoạn video c̣n thể hiện rơ h́nh ảnh nạn nhân nằm rải rác trên băi đất trống.
Dân làng nói họ phải thức trắng đêm 9/6 để đào huyệt.
VietBF@ sưu tầm.