Cùng với Nga và Trung Quốc, Hải quân Mỹ đang âm thầm hợp tác với DARPA (Cục Quản lư các dự án Nghiên cứu quốc pḥng tiên tiến) để phát triển các tàu robot, không người lái. Một cuộc đua hiện đại hóa lực lượng tàu mặt nước và tàu ngầm giữa các cường quốc đang bắt đầu.
Theo tờ Defense News, Hải quân Mỹ, đang phải vật lộn để phát triển hạm đội với ngân sách quốc pḥng không tăng, đang muốn tạo ra một cú hích lớn từ các tàu mặt nước không người lái, hoặc c̣n được gọi tắt là USV (Unmanned Surface Vehicle).
Tuy nhiên, dự luật ngân sách quốc pḥng vừa được Quốc hội Mỹ thông qua cuối năm 2019 có điều khoản cho phép chi 209 triệu USD để đóng hai tàu không người lái cỡ lớn (LUSV) cho hải quân nước này. Tờ báo này cho biết ư tưởng phát triển LUSV xuất phát sau thành công chương tŕnh đóng tàu săn ngầm Sea Hunter năm 2016.
Ngoài ra, Hải quân Mỹ đă có kế hoạch trong 5 năm đóng 10 tàu không người lái cỡ lớn (LUSV), dài 70-100m, lượng choán nước 2.000 tấn. Trang tin quân sự USNI News dẫn nội dung chương tŕnh cho biết Hải quân Mỹ sẽ cho xuất xưởng hai chiếc LUSV nói trên trong năm 2020, và trong tương lai sẽ thêm tám chiếc nữa để lập “Hạm đội bóng ma”.
“LUSV sẽ hoạt động như một trinh sát, đi trước hạm đội để phát hiện sớm các mối đe dọa. Hoặc nó có thể mang theo một lượng lớn tên lửa. LUSV hoạt động độc lập, tự chủ, hoặc có thể điều khiển bằng một nhóm nhỏ thủy thủ. LUSV có thể chạy trước các lực lượng đặc nhiệm để rà soát các mối đe dọa.
Một khi phát hiện được, LUSV có thể báo cho các tàu hộ tống được trang bị tên lửa đối không SM-6 với tầm bắn 180 km”- theo một báo cáo của Hải quân Mỹ. Nhờ đó, LUSV có thể gia tăng bảo vệ cho các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ. Hải quân Mỹ c̣n muốn LUSV là một kho tên lửa bên ngoài có thể tự hành, hỗ trợ các tàu chiến có người lái tiếp tục chiến đấu”.
Trong khi đó, theo truyền thông Mỹ, DARPA đưa ra ư tưởng phát triển những con tàu không người lái nhỏ có thể cùng nhau tạo thành một đoàn tàu có khả năng tự di chuyển hàng ngàn dặm mà không cần tiếp nhiên liệu từ nhiều năm trước.
Trong trường hợp khủng hoảng, Hải quân có thể phái một nhóm USV từ đảo Guam ở Thái B́nh Dương hoặc đảo Rota ở Đại Tây Dương đến vùng chiến sự.
“Dự án trên của DARPA gồm hai giai đoạn kéo dài 36 tháng. Giai đoạn một sẽ bao gồm thiết kế trường phái, phân tích, mô phỏng và thử nghiệm mô h́nh tỷ lệ.
Các nhà nghiên cứu sẽ phát triển một thiết kế khái niệm về một hệ thống tích hợp bao gồm h́nh dáng thân tàu, đầu nối, lực đẩy và các phương pháp kết nối MUSV, hệ thống động cơ tích hợp - cũng như hệ thống điều khiển cân đối với kế hoạch nhiệm vụ, điều kiện môi trường, vị trí và vận tốc tàu”- CNN đưa tin.
Cùng với đó, hiện hải quân Mỹ cũng đă quyết định trang bị ít nhất 5 tàu ngầm không người lái (UUV). Theo đó, ngân sách đề xuất năm 2020 của Hải quân Mỹ cho thấy một cam kết với việc phát triển UUV.
Lực lượng này đang yêu cầu Quốc hội Mỹ chi số tiền lên tới 359 triệu USD cho các UUV. Trong đó 182 triệu USD cho việc phát triển, chế tạo và thử nghiệm tàu ngầm Orca. Hăng đóng tàu Huntington Ingalls Industries (HII) là đơn vị trúng thầu.
Trong hai năm qua, HII đă theo đuổi một xu hướng trang bị hải quân mới là công nghệ robot và hiện thực hóa nó bằng các phương tiện không người lái dưới nước (UUV). Cụ thể là HII đang giúp “người khổng lồ” hàng không Boeing chế tạo tàu ngầm không người lái Orca.
Giám đốc điều hành HII Mike Petters cho biết sự tăng trưởng của UUV chưa thể so sánh với máy bay không người lái (UAV), nhưng công ty muốn tích lũy kinh nghiệm trước khi điều đó xảy ra.
Hăng đóng tàu Huntington Ingalls Industries (HII) là đơn vị thiết kế, chế tạo các tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân ở Hoa Kỳ và tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Ngoài ra có tới 70% đội tàu chiến trong trang bị của Hải quân Hoa Kỳ đă được chế tạo bởi HII.
Các nhà phân tích cho biết, giống như máy bay không người lái đang thay đổi bản chất của chiến tranh trên không, tàu ngầm không người lái đang thay đổi quan điểm của Hải quân về những trận chiến dưới đáy biển.
Bryan Clark- nhà phân tích của Trung tâm Đánh giá ngân sách và chiến lược, một cựu sĩ quan tàu ngầm cho rằng, Hải quân Mỹ sẽ sử dụng Orca cho các nhiệm vụ như vận tải, rải thủy lôi, lập bản đồ đáy đại dương hoặc thu thập thông tin t́nh báo.
VietBF @ Sưu Tầm