Trái đất đã yên bình khỏi vũ trụ suốt nhiều năm qua mặc dù có rất nhiều lần suýt va chạm với các thiên thạch. Thế nhưng mới đây, NASA rất bàng hoàng khi phát hiện 1 tiểu hành tinh có quỹ đạo bay khôn lường về phía trái đất. Chiều ngang của hành tình nay có cùng kích thước với tháp Eiffel tại Pháp
Một tiểu hành tinh có chiều dài tương đương Tháp Eiffel sắp lướt qua Trái đất. Ảnh minh họa
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đặt tên cho hành tinh này là 441987 (2010 NY65) và dự kiến nó sẽ lướt qua quỹ đạo Trái đất vào ngày 24/6, Daily Star đưa tin.
Hành tinh này ước tính có chiều dài từ khoảng 140 đến 319 mét, ngang với Tháp Eiffel ở Paris - 300 mét.
NASA xếp nó vào tiểu hành tinh Apollo gồm những tảng đá không gian dự kiến sẽ tới gần quỹ đạo Trái đất.
Các nhà khoa học không nghĩ rằng tiểu hành tinh sẽ va chạm với Trái đất, nhưng họ sẽ để mắt đến nó trong trường hợp nó vô tình đi vào bầu khí quyển của chúng ta.
Tiểu hành tinh 441987 (2010 NY65) dự kiến sẽ lướt qua Trái đất vào lúc 10h44 ngày 24/6 (giờ GMT).
Tảng đá này được cho là có vận tốc di chuyển 12,89 km một giây hoặc khoảng 29.000 dặm một giờ.
Tiểu hành tinh sẽ tiếp cận Trái đất ở khoảng cách 3,7 triệu km.
Bất chấp khoảng cách xa xôi của nó tới Trái đất, NASA phân loại đá vũ trụ thành Vật thể gần Trái đất (NEO) nếu chúng tiếp cận hành tinh của chúng ta ở khoảng cách 1,3 đơn vị thiên văn.
Lần tiếp theo một tiểu hành tinh khác lướt qua Trái đất là vào năm 2022, theo ước tính của NASA.
Các nhà thiên văn học hiện đang theo dõi gần 2.000 tiểu hành tinh, sao chổi và các vật thể khác có thể đe dọa Trái đất.
Theo NASA, Vật thể gần Trái đất là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả "sao chổi và tiểu hành tinh đã bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn của các hành tinh gần đó vào quỹ đạo cho phép chúng đi vào khu vực lân cận Trái đất".
Trái đất đã không nhìn thấy một tiểu hành tinh tiến lại gần kể từ khi tảng đá vũ trụ quét sạch khủng long cách đây 66 triệu năm.
VietBF Sưu Tầm