Sau khi ông Trump thông báo sẽ rút gần 10.000 binh sĩ đồn trú khỏi Đức, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien gợi ư nên đưa các binh sĩ này đến Thái B́nh Dương.
Binh sĩ Mỹ huấn luyện ở Lithuania.
Hôm 15.6, ông Trump thông báo rút các binh sĩ khỏi Đức cho đến khi Đức đóng góp ngân sách quốc pḥng tương xứng với tư cách là đồng minh NATO.
Các quốc gia trong liên minh NATO cần phải chi ít nhất 2% GDP cho quốc pḥng, nhưng Đức hiện mới chỉ chi ở mức 1,4%.
Động thái trên của ông Trump sẽ khiến Mỹ c̣n khoảng 25.000 binh sĩ đồn trú ở Đức. 9.500 binh sĩ rời Đức hiện chưa rơ điểm đến mới là ở đâu.
Hôm 22.6, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Robert O’Brien ủng hộ quyết định của ông Trump, cho rằng duy tŕ binh sĩ thường trực ở Đức theo kiểu “Chiến tranh Lạnh” là không c̣n phù hợp.
O’Brien gợi ư nên đưa các binh sĩ này đến căn cứ Mỹ ở Thái B́nh Dương, là mặt trận đối phó Trung Quốc.
“Hàng ngàn binh sĩ nên được triển khai đến khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương, nơi Mỹ đang có sự hiện diện quân sự ở Guam, Hawaii, Alaska và Nhật Bản, cũng như các binh sĩ có thể đến Úc”, O’Brien nói. “Ở Ấn Độ-Thái Binh Dương, Mỹ và các đồng minh đang phải phải đối mặt với thách thức địa chính trị quan trọng nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc”.
O’Brien ám chỉ Trung Quốc đang nổi lên trở thành đối thủ lớn nhất của Mỹ trong thế kỷ 21. Đó là cạnh tranh về quân sự, kinh tế, công nghệ như mạng 5G, trí tuệ nhân tạo và du hành không gian.
Tuy vậy, Robert Dujarric, giám đốc của Viện nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple ở Tokyo, Nhật Bản, nhận định rằng quyết định rút quân của ông Trump là v́ “vấn đề với NATO”, chứ không liên quan đến vấn đề Trung Quốc.
Một lựa chọn khác là lực lượng Mỹ có thể được chia nhỏ đồn trú ở các quốc gia châu Âu khác, thậm chí có thể ở gần Nga hơn. Truyền thông Ba Lan gần đây cho biết, Mỹ sẽ đưa 2.000 quân đến đồn trú ở quốc gia này, cùng với chiến đấu cơ, máy bay ném bom và máy bay vận tải.
Các học giả Mỹ cũng hối thúc quân đội đưa binh sĩ đến Romania, coi quốc gia này là trung tâm trong chiến dịch đối phó Nga ở Đông Âu.