Con đường trở thành bác sĩ nội trú Mỹ của chàng trai Việt. 5 năm trước, bác sĩ Lê Quang Trọng Trung lên đường sang Mỹ thi vào chương tŕnh bác sĩ nội trú dù gia đ́nh phản đối và mọi người nói rằng "khó như hái sao trời".
Trong bộ quần áo bảo hộ kín mít, bác sĩ Trung, 29 tuổi, bước vào khoa Hồi sức nội, bệnh viện Saint Elizabeth Youngstown, bang Ohio. Đêm 19/3, bệnh viện này tiếp nhận hai ca Covid-19 đầu tiên, đều là người cao tuổi, t́nh trạng nặng, phải thở máy.
Hôm ấy anh tiếp nhận một cụ bà 80 tuổi. Bà thở hổn hển, đă dùng mặt nạ thở mà không hiệu quả. Thời điểm đó, bệnh viện không khuyến cáo dùng phương pháp thông khí không xâm lấn do nguy cơ lây lan cao, Trung buộc phải ra quyết định đặt nội khí quản. Anh gọi cho ba người con của bà xin phép, tới khi hỏi th́ bà cụ một mực từ chối.
"T́nh trạng của cụ phải đặt máy thở. Việc đặt máy cũng giảm nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc cụ", Trung, trưởng nhóm trực giải thích. "Một là anh làm thật nhanh bây giờ, c̣n không tôi sẽ đổi ư", cụ bà nói.
Thuyết phục thành công, nhưng Trung cảm thấy không được thoải mái. Cụ mới tổ chức sinh nhật chưa được 10 ngày. Các con từ nơi khác về thăm, mang theo virus. Anh lo ở tuổi này phải thở máy th́ khó qua được. Nếu không v́ dịch bệnh lây lan, có thể anh đă để cụ chọn ở khoa chăm sóc giảm nhẹ cuối đời để không phải dùng nhiều thuốc thang, thủ thuật.
"Đây là quyết định y khoa khó nhất với tôi từ trước tới giờ", chàng trai quê An Giang đang là bác sĩ nội trú năm 3 tại bệnh viện này, nói.
Lê Quang Trọng Trung (giữa) cùng đồng nghiệp tại khoa Hồi sức tích cực, khi là bác sĩ nội trú năm 2. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Trước khi trở thành bác sĩ nội trú ở Mỹ, Lê Quang Trọng Trung theo học tại Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM. Dù từng là sinh viên xuất sắc nhất khoa nhưng anh vẫn cảm thấy có ǵ đó không ổn. Nếu chỉ học nằm ḷng trong những cuốn giáo tŕnh y khoa sẽ có phần tụt hậu.
Qua cuốn sách "gối đầu giường" kể về hành tŕnh y khoa của bác sĩ Joseph Murray - một trong bốn vị bác sĩ ngoại khoa hiếm hoi được giải Nobel Y học - từ lúc mới vào nghề đến khi thành bác sĩ nổi tiếng, Trung đă được truyền cảm hứng.
"Tôi muốn noi gương bác sĩ Joseph Murray, trở thành người làm y không chỉ có kiến thức giỏi, mà c̣n có một trái tim biết yêu thương, thấu hiểu và biết đau. Tôi muốn đi t́m những người thầy và tiếp cận những kiến thức y khoa tiên tiến", Trung chia sẻ.
Song, con đường đó đi thế nào, Trung không biết. Anh thay đổi mục tiêu, chọn các môn cần học, thời gian c̣n lại "cày" tiếng Anh. "Kết quả là năm thứ 3, tôi thi rớt một môn đầu tiên, mà môn đó gần như cả lớp đều đậu", Trung kể. Đổi lại, anh lấy được chứng chỉ IELTS 7.5.
Tốt nghiệp năm 2014 với thành tích top 10, cộng với khả năng ngoại ngữ, Trung được phân về khoa Tim mạch can thiệp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định. Đối với cha mẹ anh, đây là điểm dừng lư tưởng cho con. Nhưng trong Trung vẫn luôn khát khao được tiếp cận những kiến thức y khoa tiên tiến trên thế giới.
Đi làm một thời gian, anh bác sĩ trẻ biết đến chương tŕnh bác sĩ nội trú Mỹ và quyết định theo đuổi. Ư định này của Trung bị những người bạn trong ngành và ở nước ngoài phản đối kịch liệt v́ theo họ, điều đó là "không thể" và "khó như hái sao trời". Duy nhất một người bạn khi nghe Trung tâm sự, đă đột ngột hất ly nước xuống đất rồi nói: "Nếu không mạnh dạn trút bỏ những rào tâm lư của sự ổn định th́ chẳng bao giờ có đủ không gian để lắp vào tham vọng và giấc mơ".
Anh nói với ba mẹ ư định nghỉ việc sang Mỹ theo đuổi giấc mơ trở thành bác sĩ nội trú. Lần đầu nghe, ba Trung nhảy dựng, kịch liệt phản đối. Ông đặt vô số lợi thế của công việc hiện tại với rủi ro của ước mơ lên bàn cân. Hai ba con có hàng chục cuộc tranh căi. Nhiều ngày người cha giận không nói chuyện với con. Ông sợ con sang đó v́ khó, v́ khổ, phải làm ngành khác mà lỡ dỡ tương lai.
Một lần quá uất ức, Trung nói: "Con một ḿnh vào Sài G̣n học cấp III, thi đỗ trường y và á khoa kinh tế, suốt những năm học y con đă nỗ lực không ngừng. Tại sao đến giờ ba vẫn chưa tin con?".
Tháng 6/2015, Lê Quang Trọng Trung nghỉ việc, lên đường sang Mỹ. Để trở thành bác sĩ nội trú, trước tiên anh phải lấy được chứng chỉ ECFMG (chứng chỉ hành nghề y khoa tại Mỹ). Trong thời gian ôn thi, anh phải làm thêm để kiếm sinh hoạt phí.
Hơn 20 năm chỉ biết vùi đầu đèn sách, lần đầu tiên Trung làm các công việc chân tay. Anh rửa xe, bưng phở ở Houston, làm bồi bàn, phụ bếp ở Chicago. Mùa đông mưa tuyết trắng xóa, chàng trai đi làm từ 6h tối và trở về 6h sáng hôm sau.
Có lần mới đi làm ở một nhà hàng lớn, Trung chưa quen tính hóa đơn phức tạp với hàng trăm món ăn nên nhầm lẫn. Không chỉ phải bỏ tiền công đi làm cả ngày ra bù, anh c̣n bị người ta chỉ thẳng mặt: "Lần sau c̣n tính nhầm th́ đuổi thẳng cổ".
"Lúc đó tôi tự ái, nghĩ ḿnh dù sao cũng là một bác sĩ ở Việt Nam mà giờ bị mắng như thể kém cỏi lắm. Nhưng hết giờ làm, trên đường về, cắm tai nghe các bài giảng nạp kiến thức, tôi lại thấy tự hào v́ đă gần ước mơ hơn một chút", anh bộc bạch.
Tháng 1/2016, Trung bước vào kỳ thi đầu về kiến thức khoa học cơ bản, trong thời gian 8 tiếng với 280 câu hỏi. Sau đó, anh vượt qua kỳ thi về kiến thức lâm sàng. Tám tháng sau, anh phải vượt qua một kỳ thi cuối về kỹ năng lâm sàng, trải qua t́nh huống hỏi bệnh, khám bệnh, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị cho 12 bệnh nhân giả định.
Đạt điểm cao các kỳ thi này và phỏng vấn, Trung đă vượt qua 4.000 hồ sơ để được nhận vào chương tŕnh nội trú tại Bệnh viện St Elizabeth Youngstown, đồng thời là giảng viên của Đại học Northeast Ohio, từ tháng 7/2017. Khóa đó, bệnh viện này nhận 8 người.
3 năm qua, con đường làm bác sĩ nội trú trên đất Mỹ của chàng trai Việt không dễ dàng. Bên cạnh sự thích nghi với văn hóa, ngôn ngữ, anh cũng trải qua không ít va vấp nghề nghiệp. Khi là bác sĩ nội trú năm nhất, Trung tiếp nhận một bệnh nhân 85 tuổi, bị suy tim cấp giai đoạn cuối. Anh háo thắng, hạ quyết tâm sẽ cứu bằng được bệnh nhân này. Thầy của Trung th́ nghĩ ngược lại. Suy tim giai đoạn cuối ở tuổi này rất khó cứu, mà có cứu th́ chỉ cầm chừng được vài tuần, nhưng chất lượng cuộc sống cuối đời sẽ rất đáng thương.
V́ bốc đồng, Trung đă căi thầy cố gắng cứu bằng được. Sau hai ngày, bệnh nhân thoát khỏi nguy kịch. Ngày chuyển ông ra khoa thường, chàng bác sĩ trẻ rất đỗi tự hào. Những người con của bệnh nhân không ngừng nói cảm ơn anh.
"Nhưng một tuần sau ông ra đi", Trung nói. Anh đau v́ ông mất đột ngột ở khoa thường, người nhà chưa kịp vào. Anh tự trách bản thân, nếu tiên lượng tốt, chỉ điều trị nâng đỡ ở khoa chăm sóc giảm nhẹ cuối đời, ông sẽ được mỉm cười những giây phút cuối đời bên người thân.
"Qua sự việc, tôi thấm thía câu 'tự cao là điểm chết của ngành y'", anh bộc bạch. Mỗi bệnh nhân là cả một con người với toàn vẹn những quá khứ, vui buồn, mong mỏi của họ. Anh không c̣n bồng bột muốn cứu sống tất cả như ngày mới vào nghề, mà nh́n vào nguyện vọng người bệnh, cân bằng với mong muốn gia đ́nh. Và anh biết dừng đúng lúc.
Covid-19 đẩy những bác sĩ nội trú như Trung vào trận chiến sống c̣n. St. Elizabeth Youngstown là bệnh viện tuyến cuối, nơi những người có mức sống thấp, người hưu trí hay dọn về ở. Tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 cao tuổi chiếm đa số. Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, bệnh viện phải mở thêm 2 tầng dành riêng cho bệnh nhẹ, khoa của Trung tăng từ 22 lên 33 giường.
Phó chủ tịch hệ thống bệnh viện của Trung đă gửi email cho các bác sĩ nội trú: "Đây là thời điểm điên rồ. Tôi chưa bao giờ trải qua. Các em nội trú sẽ măi ghi nhớ thời gian được tôi luyện trong môi trường này".
Điều bác sĩ Việt này thấy sốc nhất là dụng cụ bảo hộ thiếu trầm trọng. Mỗi lần trực, Trung mang một cái túi đựng N-95, mắt kính bảo hộ. Hết đêm anh lau sạch, cất một chỗ để dùng lại cho lần trực sau. Vợ Trung đă kêu gọi trong cộng đồng người Việt được không ít dụng cụ bảo hộ cho y bác sĩ bệnh viện của chồng. "Tháng 4 đó rất kinh hoàng. Các bác sĩ đều gồng ḿnh mà không biết chuyện ǵ sẽ xảy ra và hướng điều trị như thế nào", anh nói.
Mỗi tour trực 24 tiếng là một nỗi sợ dồn dập. Trung không chỉ áp lực với vai tṛ là trưởng nhóm trực, phải làm thủ thuật thành công một lần để tiết kiệm dụng cụ, c̣n phải nhanh và tốt để bảo vệ bản thân, tránh lây lan cho vợ và con nhỏ 8 tháng. Dù vậy, về nhà sau tour trực căng thẳng, chàng bác sĩ vẫn tiếp tục coi hồ sơ bệnh án online xem bệnh nhân có ổn không, tới gần trưa mới ngủ.
Ngày 23/6, Lê Quang Trọng Trung đă tốt nghiệp chương tŕnh bác sĩ Nội trú Mỹ. Mùa hè 5 năm trước, Trung đặt chân tới đất nước cờ hoa, con đường đi mù mịt, c̣n hôm nay mọi thứ đă rơ ràng. Ngày 1/7 tới, anh sẽ là bác sĩ chính thức cho hệ thống Bệnh viện Centra Health và phó giáo sư thỉnh giảng nội khoa cho trường Y khoa trực thuộc Đại học Liberty. Trung Lê dự định sẽ tiếp tục phấn đấu trong mảng nghiên cứu khoa học, trở thành chuyên gia tim mạch.