Ảnh vệ tinh của Planet Labs được NDTV công bố ngày 30/6 cho thấy hai kư tự "Trung Quốc" bằng tiếng Quan thoại cùng bản đồ nước này trên khoảng đất dài 81 m, rộng 25 m và có thể thấy được từ không gian. Kư tự cùng bản đồ Trung Quốc nằm ở dải đất giữa nhánh núi số 4 và số 5 bên hồ Pangong Tso, khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Hồ Pangong Tso trên cao nguyên Tây Tạng, nơi Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) cắt qua, với các nhánh núi vươn ra được đánh số 1-8 từ phía Ấn Độ. New Delhi tuyên bố LAC đi qua gần nhánh núi số 8, trong khi Bắc Kinh khẳng định đường này đi qua trước nhánh núi số 4.
Hai nước thường xuyên triển khai binh sĩ tuần tra trong khu vực nhánh núi 4-8. Tuy nhiên, các cuộc tuần tra chấm dứt sau khi căng thẳng biên giới bùng phát từ cuối tháng 4, đầu tháng 5.
"Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) Trung Quốc rơ ràng không có ư định sớm rời khỏi khu vực này. Chúng tôi cũng đă huy động viện binh từ lục quân và lực lượng cảnh sát biên pḥng Ấn Độ-Tây Tạng tới khu vực hồi tháng 5 để ứng phó với bất cứ t́nh huống nào. Chúng tôi muốn khôi phục t́nh trạng như trước và lính PLA phải lùi về vị trí ban đầu", một quan chức Ấn Độ cho biết.
Ḍng chữ và bản đồ Trung Quốc trên khu vực tranh chấp bên hồ Pangong Tso. Ảnh: Planet Labs.
Lính Ấn Độ và Trung Quốc nhiều lần đụng độ ở khu vực phía tây dăy Himalaya trong những tháng qua, đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người hôm 15/6 khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong. Ấn Độ cho biết 20 binh sĩ nước này thiệt mạng, trong đó có một đại tá. Trung Quốc xác nhận có thương vong song chưa công bố chi tiết số thương vong cùng danh tính của họ.
Bất chấp các đại diện ngoại giao và quân sự cam kết hạ nhiệt căng thẳng tại khu vực biên giới sau vụ ẩu đả, Ấn Độ và Trung Quốc tiếp tục điều thêm binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho lực lượng tại chỗ. Bộ Ngoại giao Ấn Độ trong thông cáo ngày 26/5 cho biết đă điều "lượng lớn quân" và "tương đương Trung Quốc" đến biên giới. Một số nguồn tin cho biết lực lượng này gồm khoảng 36.000 binh sĩ cùng tăng chủ lực và lựu pháo.
Lục quân và không quân Ấn Độ đă triển khai các hệ thống tên lửa pḥng không phản ứng nhanh tới khu vực Ladakh "để ngăn chặn bất cứ chuyến bay liều lĩnh nào của tiêm kích hay trực thăng PLA". Động thái diễn ra sau khi Trung Quốc bị nghi xây băi đáp trực thăng mới ở khu vực nhánh núi số 4 bên Pangong Tso, gần một tiền đồn quân sự Ấn Độ.
VietBF@sưu tập