Đức giải tán đội đặc nhiệm chào nhau kiểu phát xít. Quân đội Đức giải tán một đơn vị tinh nhuệ và tái cấu trúc Bộ tư lệnh Đặc nhiệm sau bê bối nhiều binh sĩ ủng hộ tư tưởng cực hữu.
Một ngày cuối tháng 5, lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Đức đột kích ngôi nhà của một thượng sĩ lực lượng đặc nhiệm nước này, người bị nghi là một phần tử tân phát xít. Khi đào trong vườn nhà, họ phát hiện 2 kg chất nổ dẻo, kíp nổ, một khẩu AK gắn ṇng giảm thanh, 2 con dao, cung tên và hàng ngh́n viên đạn, phần lớn được cho là lấy cắp từ kho quân khí Đức.
Họ c̣n t́m thấy cuốn sách các bài hát của lực lượng SS Đức Quốc xă, 14 ấn bản tạp chí của các cựu thành viên SS và rất nhiều kỷ vật liên quan đến phát xít. "Anh ta có một âm mưu ǵ đó, và anh ta không phải người duy nhất", Eva Hogl, ủy viên phụ trách các lực lượng vũ trang của quốc hội Đức, tuyên bố.
Đây là một phần trong cuộc điều tra của giới chức Đức nhắm vào các sĩ quan Bộ tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm (KSK), sau khi truyền thông Đức đưa tin các thành viên KSK năm 2017 tổ chức một bữa tiệc kiểu nơi nhiều người thực hiện động tác chào kiểu phát xít.
Binh sĩ thuộc Bộ Chỉ huy Lực lượng Đặc nhiệm Đức tại thao trường ở Pfullemdorf, tháng 6/2016. Ảnh: Imago.
Trong cuộc điều tra, giới chức c̣n khám nhà một sĩ quan KSK tại bang Sachsen, phía đông nước Đức, và phát hiện đạn, chất nổ, vũ khí và "tài liệu chống lại hiến pháp".
Các bằng chứng đă khiến KSK phải giải tán một đơn vị trực thuộc và tuyên bố tái cơ cấu bộ tư lệnh v́ bê bối liên quan đến các nhóm cực hữu.
KSK được thành lập năm 1996 với nhiệm vụ trọng tâm là chống khủng bố tại khu vực Balkans và Afghanistan. Hoạt động của KSK diễn ra trong bí mật, song đă bị đ́nh chỉ trong lúc bộ chỉ huy này tái cấu trúc lực lượng.
20 trong số 1.400 lính đặc nhiệm của KSK đang bị điều tra với cáo buộc liên hệ với các nhóm cực hữu, con số khiến giới chức đặc biệt quan ngại. Một ủy ban độc lập được thành lập hồi tháng 5 để xem xét tái cấu trúc KSK.
Bộ trưởng Quốc pḥng Đức Kramp-Karrenbauer bày tỏ lo ngại về "văn hóa lănh đạo độc hại" và "bức tường im lặng" trong các thành viên của KSK. Ông cho hay vẫn chưa rơ 61 kg chất nổ và 48.000 viên đạn bị thiếu trong kho của KSK đă bị lấy cắp hay chưa được thống kê do lỗi kiểm đếm.
Giới chức Đức bày tỏ lo ngại các nhóm cực đoan tại nước này đang tăng cường chuẩn bị cho các hành vi bạo lực.
Các chuyên gia nhận định vấn đây là vấn đề sâu rộng đ̣i hỏi nỗ lực lớn hơn để giải quyết nạn phân biệt chủng tộc và hoạt động cực hữu trong quân đội Đức. Khoảng 600 binh sĩ Đức đang bị điều tra với cáo buộc liên quan đến các nhóm cực đoan, người đứng đầu lực lượng t́nh báo quân sự Christof Gramm nói.
Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer mô tả tái cấu trúc là cơ hội đổi mới lực lượng đặc nhiệm, khẳng định Đức cần có KSK, nhưng lực lượng này cần được sàng lọc.
Sau Thế chiến II, Đức chật vật loại bỏ những kẻ cực hữu, song tư tưởng tân phát xít nổi lên trong những năm 1990 sau khi Bức tường Berlin sụp đổ và nước Đức thống nhất. Các nhóm cựu hữu tiếp tục trỗi dậy trong 5 năm qua, sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel đồng ư tiếp nhận hơn một triệu người tị nạn từ khu vực Trung Đông.
Các cuộc tấn công liên quan tới phe cựu hữu gia tăng, đảng cực hữu Con đường khác cho nước Đức (AfD) nhận được nhiều ủng hộ. Hồi tháng 6, t́nh báo Đức cho biết họ đang theo dơi một nhánh AfD bị nghi liên quan đến các nhóm cực hữu tại nước này.
Một lính Đức bị bắt vào năm 2017 với cáo buộc âm mưu thực hiện vụ tấn công dàn dựng để đổ lỗi cho người tị nạn. Cùng năm, giới chỉ huy Đức phát hiện nhiều vật kỷ niệm liên quan đến quân đội Đức Quốc xă (Wehrmacht) trong các doanh trại của lực lượng vũ trang nước này.
Trong bức thư gửi cho cấp dưới hồi tháng 5, chuẩn tướng Markus Kreitmayr, tư lệnh KSK, đă yêu cầu những người có thiện cảm với phe cựu hữu rời khỏi lực lượng. "Các anh chị không nằm trong số chúng tôi!", Kreitmayr viết. "Chúng tôi sẽ t́m kiếm và loại bỏ những ai không chịu ra đi".