T́nh trạng thu hoạch nội tạng trái phép ở Trung Quốc đă óc từ lâu. Nhưng nó vẫn cứ 'công khai' hoạt động. Hiện Trung Quốc đang tiến hành sửa đổi quy định về hiến nội tạng, nhằm giải quyết t́nh trạng thiếu hụt, đồng thời xử lư hoạt động thu hoạch nội tạng trái phép.
Theo Channel News Asia, dự thảo luật sửa đổi được Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc công bố hôm 1/7, theo đó cho phép người dân hiến nội tạng của thân nhân đă qua đời.
Dự thảo cũng cấm thu hoạch nội tạng từ trẻ em c̣n sống. Đây là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xóa bỏ t́nh trạng mua bán trẻ em và thu hoạch nội tạng trái phép.
Những tổ chức, các nhân thu hoạch, mua bán hay cấy ghép nội tạng trái phép đối mặt h́nh phạt "gấp 10 lần giá trị thu được từ hành vi phạm tội", đồng thời bác sĩ có liên quan có thể bị tước vĩnh viễn giấy phép hành nghề, dự thảo có đoạn.
Trung Quốc đang tiến hành sửa đổi luật về hiến tặng nội tạng. Ảnh: Xinhua.
Dự thảo luật hiến nội tạng sửa đổi đă được công khai để lấy ư kiến của công luận Trung Quốc cho tới cuối tháng 7. Tuy nhiên, dự luật này chưa được lên lịch tŕnh thảo luận hay thông qua tại Quốc hội Trung Quốc.
Bắc Kinh lần đầu thông qua các quy định về kiểm soát hiến nội tạng năm 2007. Tuy nhiên, việc thiếu các chế tài xử phạt rơ ràng cũng như khả năng thi hành pháp luật yếu kém đă làm bùng nổ thị trường chợ đen, nơi một quả thận người có giá 50.000 USD.
Trong quá khứ, Trung Quốc thi hành chính sách thu hoạch nội tạng từ tù nhân bị hành quyết gây tranh căi. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cáo buộc chính sách này vi phạm quyền của tù nhân. Chính sách gây tranh căi này bị hủy bỏ từ năm 2015, dẫn tới t́nh trạng thiếu hụt nguồn cung nội tạng phục vụ cấy ghép y tế ở Trung Quốc.
Từ đầu những năm 2010, Trung Quốc đưa vào thử nghiệm các dự án hiến tạng nội tạng t́nh nguyện. Bắc Kinh cho biết đă thu được những thành công lớn, khi số người hiến tạng tự nguyện tăng từ 34 năm 2010 lên 6.316 vào năm 2018, theo dữ liệu Hệ thống Phản ứng ghép tạng quốc gia do chính phủ vận hành.
Hệ thống Phản ứng ghép tạng quốc gia của Trung Quốc chịu trách nhiệm phân bổ nguồn nội tạng hiến tặng tới các bệnh viện phẫu thuật, và các cơ sở y tế không thể đảo ngược quyết định của Hệ thống này.
Tuy nhiên, cơ chế vận hành này bị đánh giá đă tạo ra lỗ hổng cho phép các bệnh viện tiến hành ghép tạng mà không cần kiểm tra nguồn gốc nội tạng hiến tặng.
VietBF@ sưu tầm.