Cựu Phó Tổng thống Biden tạo 'bứt phá' bằng đề xuất kinh tế nhưng chỉ là sao chép của Tổng thống Trump? Bầu cử Mỹ đang đến gần, cựu Phó Tổng thống Joe Biden đang tăng tốc với những sáng kiến thu hút cử tri và đánh vào điểm yếu của Tổng thống Trump.
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ngày 9/7 đă công bố kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 700 tỷ USD, trong đó tập trung vào đề xuất “mua hàng Mỹ”. (Nguồn: Bloomberg)
Ư tưởng sao chép hay giải pháp quốc gia?
Ứng cử viên của đảng Dân chủ cho cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ngày 9/7 đă công bố kế hoạch phục hồi kinh tế trị giá 700 tỷ USD, trong đó tập trung vào đề xuất “mua hàng Mỹ”.
Chiến dịch tranh cử của Biden cho rằng động thái này sẽ là sự đầu tư đáng kể nhất ở Mỹ kể từ sau Thế chiến II. Ngay hôm sau, phát biểu với báo giới tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump phàn nàn: “Ông ta ăn cắp ư tưởng của tôi, song ông ta sẽ không bao giờ từ bỏ nó. Ông ta thích ăn cắp ư tưởng… song sự khác biệt là ông ta không thể thực hiện được nó”.
Về mặt chính trị, động thái trên của ông Biden cho thấy sự khéo léo hơn của vị phó tổng thống này trong nỗ lực nhằm loại bỏ đối thủ là Tổng thống Trump. Kế hoạch kinh tế này của ông Biden đă nhận được sự đóng góp thực chất của Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren và sẽ vực dậy sự ủng hộ của lực lượng cấp tiến. Cựu cố vấn của Tổng thống Trump là ông Steve Bannon cũng ca ngợi ứng cử viên Tổng thống Biden khi đưa ra kế hoạch nói trên. Tuy nhiên, khi rập khuôn ư tưởng của ông Trump, ông Biden đang đặt ra một câu hỏi mà ông có thể chưa hoàn toàn sẵn sàng để trả lời: Kế hoạch của ông thực sự hiệu quả như thế nào?
Trong hàng chục năm qua, các đề xuất về một chính sách công nghiệp của Mỹ thường được bàn đến, từ cựu nghị sĩ đảng Cộng ḥa Dick Gephardt thuộc cánh tả hay H.Ros Perot thuộc cánh hữu. Thế nhưng, những kế hoạch này đều có một điểm chung: chúng chẳng bao giờ đạt được kết quả nào. Gần đây nhất là kế hoạch “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump.
Thế nhưng, chính quyền Tổng thống Trump lại bị giằng co bởi một cuộc chiến giữa lực lượng ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ và một bên là lực lượng ủng hộ tự do thương mại. Giờ đây, ông Biden dường như đang đi theo chủ nghĩa bảo hộ. Theo một số học giả thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ, kế hoạch của ông Biden “đáng thất vọng” khi nó bao gồm các chính sách kinh tế “sai lầm” vốn chẳng khác nào chương tŕnh “nước Mỹ trước tiên” của Trump. Ông Desmond Lachman, chuyên gia nghiên cứu tại viện nói trên, đánh giá: “Đề xuất của ông Biden chẳng khác nào một bài phát biểu chính trị”.
Kế hoạch của ông Biden, mang tên "Xây dựng lại tốt đẹp hơn", kêu gọi đầu tư 400 tỷ USD vào các lĩnh vực chế tạo như năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động, c̣n 300 tỷ USD đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ như trí tuệ nhân tạo.
Ông Biden không nêu rơ làm cách nào ông cấp vốn được cho những kế hoạch này, song nhấn mạnh sự cần thiết phải sản xuất nhiều sản phẩm nội địa hơn và giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài đối với nguồn nguyên vật liệu.
Chương tŕnh “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải sản xuất nhiều hàng hóa do Mỹ chế tạo hơn, đặc biệt là thiết bị và công nghệ y tế, nhằm giúp Mỹ có đủ nguồn lực hơn để đối phó với một cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế tương tự như cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19 hiện nay.
Mặc dù đề xuất của ông Biden tiềm ẩn những vấn đề kinh tế, song Stan Veuger - học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ - cho rằng việc phân bổ vốn cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển là một “ư tưởng khá tốt”.
Các nghị sĩ đảng Dân chủ ủng hộ đề xuất của ông Biden, c̣n bản thân vị cựu Phó Tổng thống Mỹ này khẳng định đề xuất của ông sẽ giúp Mỹ hồi phục kinh tế sau đại dịch và sau khi Tổng thống Trump không thể dẫn dắt cũng như hỗ trợ đất nước.
Theo nhận định của chuyên gia Lachman, sẽ rất khó để ông Trump vực dậy sự ủng hộ của cử tri bằng những lập luận về kinh tế của ḿnh khi ông không thể thay đổi tư duy đối với những chính sách bắt nguồn từ chương tŕnh “Nước Mỹ trước tiên”.
Chuyên gia này cho rằng thay v́ đưa ra những lập luận kinh tế, ông Trump cần công khai “thẩm vấn sự tín nhiệm của ông Biden”. Ông Biden tuyên bố chương tŕnh nghị sự kinh tế của ḿnh chỉ 4 tháng trước khi diễn ra bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Ông Biden và Tổng thống Trump sẽ có những màn tranh luận về kế hoạch kinh tế của ai sẽ giúp đưa Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng dịch bệnh hiện nay.
Cho đến thời điểm này, ông Trump chưa công bố bất kỳ kế hoạch nào khi nội bộ chính quyền vẫn chia rẽ với những tranh căi về việc liệu có đưa vấn đề kinh tế lên hàng đầu hay không.