Hơn 100,000 sản phẩm hàng hóa đủ loại được phát giác tại kho. (H́nh: Tuổi Trẻ)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Quản Lư Thị Trường Hà Nội hôm 18 Tháng Bảy, cho biết vẫn đang kiểm đếm số hàng hóa nghi là hàng lậu giả nhăn hiệu, xuất xứ tại kho hàng nằm trong khuôn viên cảng ICD Mỹ Đ́nh, quận Nam Từ Liêm.
Báo Hà Nội Mới dẫn lời ông Hoàng Đại Nghĩa, đội trưởng Đội Quản Lư Thị Trường Số 1 thuộc Cục Quản Lư Thị Trường Hà Nội, cho hay đây là chi nhánh ở Hà Nội của công ty Chuyển Phát Nhanh Thuận Phong, có trụ sở chính ở phường 15, quận B́nh Thạnh, Sài G̣n, do ông Fang Hong Yuan (quốc tịch Trung Quốc) đứng đầu.
Theo báo Tuổi Trẻ, tại kho hàng đang chứa lượng hàng hóa kếch xù được đóng trong các thùng carton, bao tải, túi ny lon…, bên ngoài có dán các thông tin về chủ hàng như: tổng kho Thanh Vân, shop Hồng Thắm, shop Hương Ngát… đang chuẩn bị xuất kho đi giao cho khách.
Kiểm đếm từ 10 giờ sáng ngày 16 đến 4 giờ chiều ngày 17 Tháng Bảy, cơ quan hữu trách đă phát giác trên 100,000 sản phẩm và hơn 20 bao tải đủ các mặt hàng từ chăn ga các loại mang nhăn Zara Home, quần áo thời trang Adidas, ấm điện, thực phẩm sấy khô đóng hộp, cao xoa bóp, mỹ phẩm, dầu gội đầu, sữa bột, đồ gia dụng đủ các loại.
Đặc biệt, trong đó có các sản phẩm thiết bị tiết kiệm điện “dỏm,” các loại miếng dán “giảm cân, tiêu mỡ…” được để rời chưa đóng bao b́ hoặc có bao b́ kèm theo “thể hiện mă vạch và xuất xứ sản xuất tại Nhật, Nam Hàn, Trung Quốc…nghi giả mạo thương hiệu.”
Đáng chú ư, khi giới hữu trách yêu cầu xuất tŕnh giấy tờ số hàng hóa trên, chủ kho không xuất tŕnh được hóa đơn chứng từ ǵ ngoài duy nhất một hóa đơn VAT (giá trị gia tăng) kèm tờ khai hải quan về 340 máy tập bụng hiệu TOSHIKO. Thế nhưng, khi đối chiếu với hàng hóa cụ thể th́ lại không phù hợp về chủng loại, kích thước.
Cán bộ quản lư thị trường kiểm đếm hàng hóa đang chuẩn bị xuất kho qua đường chuyển phát. (H́nh: K.M/Hà Nội Mới)
Hiện giới hữu trách đang phân loại để xác minh, làm rơ chủ hàng cụ thể của từng lô hàng hóa “có dấu hiệu giả sở hữu trí tuệ, giả xuất xứ,” cũng như các hàng hóa không đúng với “bản chất, công dụng” (lừa dối người tiêu dùng) và các vi phạm khác.
Bên cạnh đó, phối hợp với đại diện pháp lư của các thương hiệu như Zara, Adidas…đang được bảo hộ tại Việt Nam xác nhận hàng thật, hàng giả đối với số hàng hóa kể trên.
Theo Tổng Cục Quản Lư Thị Trường, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện đang lợi dụng hoạt động của các cơ sở kinh doanh vận chuyển, chuyển phát bưu chính để vận chuyển, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng cấm bằng cách tập kết hàng tại các tổng kho hay các kho hàng lớn, thông qua hoạt động của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử. Hàng hóa sẽ được xé lẻ ngay tại các kho, sau đó thông qua dịch vụ vận chuyển, chuyển phát của các đơn vị chuyên nghiệp đưa đến tận tay người tiêu thụ.
Kho hàng ở khu vực cảng ICD Mỹ Đ́nh được cho là dễ nhầm lẫn với hoạt động thông quan của hải quan. (H́nh: K.M/Hà Nội Mới)
Theo báo Người Lao Động, giải thích với báo chí v́ sao kho hàng lậu hặc động ngay cảng ICD Mỹ Đ́nh là cảng chuyên dụng, nơi đặt trụ sở của cơ quan hải quan mà không bị phát hiện, giới hữu trách Hà Nội cho rằng “trụ sở của cơ quan hải quan nơi này chỉ để thực hiện hoạt động kiểm tra hàng hóa, thông quan cho các hàng hóa nhập cảng về Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không.”
Trong khi đó, kho hàng lậu của người Trung Quốc này “nằm ẩn trong khu vực cảng nên rất khó phát giác v́ thường bị lẫn lộn với hoạt động thông quan của lực lượng hải quan.”