Các tàu sân bay Mỹ hoạt động trên khắp thế giới, đôi khi ở những vùng biển không thân thiện và một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với những biểu tượng sức mạnh quân sự Mỹ này là tàu ngầm của kẻ thù. Đó là nơi các khí tài săn ngầm thực thi nhiệm vụ.
Một chiếc P-8 Poseidon bay cùng với hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis (CVN 74) ở eo biển Gibraltar
"Ở một số nơi trên thế giới, chúng tôi thực hiện tuần tra và hộ tống các tàu sân bay", đại tá Erin Osborne, người giám sát việc huấn luyện, điều khiển và trang bị cho các phi đội máy bay săn ngầm P-8 của hải quân Mỹ, nói với Business Insider gần đây, giải thích rằng nếu có tàu ngầm ngoài kia, "chúng tôi muốn biết điều đó".
Các đối thủ đang thách thức các lợi thế quân sự của Mỹ thông qua việc gia tăng năng lực và khả năng chiến đấu dưới đáy biển, "nhưng chúng tôi đang theo sát họ", đại tá Ostern nói, chỉ ra rằng các máy bay P-8 tương đối mới là một sự gia tăng đáng kể về năng lực sát thương. "Tôi nghĩ rằng chúng tôi đang vượt lên phía trước các mối đe dọa."
Được điều khiển bởi một đội bay gồm chín người, máy bay trinh sát hàng hải P-8 Poseidon của hải quân Mỹ được chế tạo để chuyên săn t́m tàu ngầm đối phương. Các máy bay Boeing P-8 là ḍng máy bay thương mại 737-800ERX được quân sự hóa, trang bị hệ thống cảm biến và ngư lôi để theo dơi và, nếu cần, sẽ gây ra các mối đe dọa dưới biển. Chiếc máy bay, chỉ mới ra đời khoảng bảy năm trước, cũng mang theo vũ khí chống hạm.
'Mắt và tai của hạm đội'
Kế thừa chiếc P-3 Orion của hăng Lockheed, P-8 cung cấp khả năng t́nh báo, giám sát, trinh sát hàng hải tiên tiến và là một trong những máy bay săn ngầm tốt nhất trên thế giới.
Hải quân Mỹ mô tả P-8 là "phần mở rộng mắt và tai của hạm đội", v́ chiếc máy bay này, không giống như một số khí tài tác chiến chống ngầm khác trong kho vũ khí của Mỹ, rất phù hợp để thực hiện các cuộc tuần tra trong phạm vi rộng lớn của đại dương mở và theo dơi các mối đe dọa tiềm tàng đối với một con tàu vượt ra ngoài đường chân trời.
Những chiếc P-8 cất cánh từ đất liền của hải quân Mỹ hoạt động ở độ cao lớn hơn và có tầm hoạt động lớn hơn so với các máy bay trực thăng tác chiến chống ngầm đôi khi đi kèm tàu trên biển. Các khả năng của P-8 cũng mang lại cho nó một số lợi thế nhất định so với các tàu ngầm tấn công của Mỹ. Đây là hai trong số các khí tài tác chiến dưới biển quan trọng nhất của hải quân Mỹ.
Trong khi P-8 được trang bị để tác chiến độc lập hoặc phối hợp với các khí tài khác để tiêu diệt tàu ngầm của kẻ thù, đại tá Ostern nhấn mạnh rằng "không phải lúc nào chúng tôi cũng bay ḷng ṿng rồi chuẩn bị thả ngư lôi".
"Nhiệm vụ chính của chúng tôi là tuần tra và răn đe", bà Ostern nói, giải thích rằng khi có tàu ngầm, "chúng tôi muốn biết các ông đang ở đâu" và đôi khi, "chúng tôi muốn các ông biết rằng chúng tôi biết bạn đang ở đâu".
Hải quân Mỹ sử dụng P-8 linh hoạt cho nhiều mục đích hơn là chỉ tuần tra, săn tàu ngầm và giám sát. Các máy bay này cũng được sử dụng cho các nhiệm vụ liên quan đến ma túy, thu thập thông tin t́nh báo và thực hiện các hoạt động t́m kiếm và cứu hộ, với mỗi nhiệm vụ đều có mục tiêu và yêu cầu riêng.
Đối với các nhiệm vụ hỗ trợ nhóm tàu sân bay tấn công, mục tiêu chính là nhận thức t́nh huống và phát hiện mối đe dọa. "Chúng tôi luôn muốn nhận thức được," Ostern nói.
Trong khi một kẻ thù có thể sử dụng tên lửa để làm tê liệt tàu sân bay, "nếu họ thực sự muốn đánh ch́m tàu sân bay, họ có thể chuyển sang dùng ngư lôi", Bryan Clark, cựu sĩ quan hải quân Mỹ, chuyên gia quốc pḥng tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách (CSBA), trước đây từng nói với Business Insider.
Các nhóm tấn công tàu sân bay của hải quân Mỹ có khả năng pḥng thủ tên lửa tương đối mạnh mẽ, nhưng ít chuẩn bị hơn để chống ngư lôi. "Pḥng thủ ngư lôi là việc khó khăn, không thực sự hoàn thiện, và v́ vậy chúng thực sự là mối đe dọa đáng lo ngại hơn", ông nói.
Tháng trước, nhóm tàu sân bay Dwight D. Eisenhower đă tiến hành một cuộc tập trận chiến tranh chống tàu ngầm kéo dài ba ngày để huấn luyện các lực lượng của hải quân Mỹ bảo vệ các tàu trong khi quá cảnh và chống lại các mối đe dọa của tàu ngầm trong các điểm nghẽn trên biển. Trong cuộc tập trận, một chiếc P-8 đă hỗ trợ tuần tra và trinh sát trên không.
“T́m kim trong đống cỏ khô”
T́m tàu ngầm đối phương trong thực tế, như một quan chức hải quân Mỹ nói, giống như "t́m kim trong đống cỏ khô". Đôi khi phi hành đoàn P-8 bắt đầu bằng việc thu thập t́nh báo; lần khác, có thể là một nhiệm vụ khác.
"Cá nhân tôi nghĩ rằng nhiệm vụ ASW [tác chiến chống tàu ngầm] là nhiệm vụ thú vị nhất của chúng tôi", Ostern giải thích, gọi cuộc săn lùng này là “nghệ thuật và khoa học."
"Làm thế nào để một chiếc máy bay trên bầu trời t́m thấy một chiếc tàu ngầm dưới nước? Chúng tôi có những chiếc sonobuoy (phao thủy âm để phát hiện tàu ngầm-PV) thả xuống nước và chúng tương tác với máy bay", bà Ostern nói, giải thích rằng một chiếc sonobuoy thực chất là một chiếc microphone dưới nước. "V́ vậy, một microphone rơi xuống nước và chúng tôi lắng nghe tàu ngầm khi phao thủy âm chuyển thông tin trở lại máy bay."
Một chiếc sonobuoy được thả từ chiếc P-8A bung ra một chiếc phao khi nó chạm mặt nước, khiến phần phao có hệ thống sonar của nó ch́m trong nước. Các hệ thống thụ động này hoạt động như các micro dưới nước trong khi các hệ thống chủ động phát đi các tín hiệu âm thanh vào nước và dội trở lại khi đụng các vật thể. Những thông tin này sau đó được chuyển trở lại máy bay P-8A để đánh giá và với sonar từ các tàu và tàu ngầm gần đó, người ta có thể vẽ một bức tranh về nơi mà một tàu ngầm kẻ thù ẩn nấp.
Mỗi chiếc P-8 của hải quân Mỹ có ba phi công, hai điều phối viên chiến thuật, hai người thao tác âm thanh và hai người thao tác tác chiến điện tử.
"Các phi công đưa máy bay vào đúng vị trí. Điều phối viên chiến thuật quyết định nơi thả phao. Các nhà khai thác cảm biến lắng nghe và xử lư phao để phát hiện vị trí tàu ngầm", bà Ostern nói.