Mỹ tuyên bố sẽ phát triển tên lửa diệt hạm tầm trung, động thái được cho nhằm ứng phó với hệ thống pḥng thủ của Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái B́nh Dương.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry của Mỹ phóng tên lửa hành tŕnh Tomahawk (Ảnh minh họa: Bộ Quốc pḥng Mỹ)
Phát biểu tại cuộc thảo luận do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ James McConville ngày 29/7 đă nêu ra tầm quan trọng của việc phát triển và triển khai các hệ thống vũ khí mới được cho có thể ứng phó với hệ thống pḥng thủ của Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái B́nh Dương.
“Chúng tôi sẽ có những tên lửa tầm trung có khả năng đánh ch́m chiến hạm. Chúng tôi nghĩ rằng điều đó rất, rất quan trọng với năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập mà chúng tôi có thể đối mặt”, ông McConville nói, dường như đề cập tới chiến lược A2/AD của Bắc Kinh.
Ông McConville nhấn mạnh rằng để ứng phó với chiến lược A2/AD, Mỹ cũng cần ưu tiên “hỏa lực chính xác tầm xa” như tên lửa siêu thanh và “hỏa lực chiến thuật tầm bắn mở rộng”.
“Chúng tôi chắc chắn muốn đưa tới cho giới lănh đạo những phương án mà họ có thể sử dụng nếu cần có năng lực chống A2/AD”, ông McConville nhấn mạnh.
Quan chức trên nói thêm rằng Mỹ đă thử nghiệm tên lửa siêu thanh thành công và đây hiện là vũ khí tầm xa bay nhanh nhất trong kho khí tài của Mỹ.
Giới chuyên gia nhận định với Nikkei rằng việc triển khai các tên lửa trên dường như nhằm chống lại kịch bản Trung Quốc có thể áp chiến lược A2/AD tại Biển Đông.
Chuyên gia Tom Karako của CSIS cho rằng chiến lược A2/AD được thiết kế nhằm làm phức tạp hoạt động triển khai sức mạnh của Mỹ và chiến dịch liên kết tác chiến giữa Washington và các đồng minh trong khu vực. Chiến lược này có thể có mục đích tạo chướng ngại vật giữa Mỹ và đồng minh”.
Ông Karako cho rằng, phát biểu của ông McConville cho thấy “điều quan trọng là ông ấy tái khẳng định Mỹ vẫn đang theo đuổi” việc triển khai vũ khí chiến thuật, chiến lược và chiến dịch để ngăn chặn những kế hoạch A2/AD nói trên.
Ông McConville nhấn mạnh về tầm quan trọng của mối quan hệ của Mỹ với các đồng minh, đối tác trong khu vực, cũng như các hiệp ước quốc pḥng của Mỹ với Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan. Ông cũng nhắc tới vai tṛ của Ấn Độ là một quốc gia quan trọng trong khu vực và quan hệ đối tác quốc pḥng với New Delhi sẽ rất hữu ích trong việc duy tŕ an ninh và ổn định trong khu vực.
Tuy nhiên, dù căng thẳng Mỹ - Trung đang leo thang trong thời gian qua, ông McConville cho rằng: “Cạnh tranh giữa các siêu cường không có nghĩa là phải có xung đột. Chúng ta cần hành động để tránh những điều này”.
Quan chức quân đội Mỹ nhấn mạnh hiện thời, “nhiều quốc gia đang mong muốn Ấn Độ - Thái B́nh Dương tự do và mở cửa v́ họ muốn tiếp cận khu vực này v́ lư do kinh tế. Chính v́ vậy, điều họ quan tâm thực sự là an ninh và ổn định trong khu vực”.
VietBF@sưu tập