Một cô gái gốc Á tại Mỹ nói rằng cô không ra đường nếu không có bạn trai Mỹ đi cùng. Hiện nay người Mỹ gốc Á đang phải đối mặt với làn sóng phân biệt chủng tộc liên quan đến nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Gia đ́nh của Arvin Shao đă mở nhà hàng China King Buffet ở Woodbridge, Virginia từ cách đây gần thập kỷ. Công việc kinh doanh khá ổn định cho đến khi họ buộc phải đóng cửa vào tháng trước. Shao cho biết khách hàng trung thành, những người ăn ở quán hàng tuần và luôn thân thiện với gia đ́nh anh, giờ đột ngột không tới nữa.
Anh tin rằng quan điểm phân biệt chủng tộc với người gốc Á liên quan đến đại dịch và tâm lư "kích thích nỗi sợ hăi" đă khiến nhiều người từ bỏ việc đến ăn ở nhà hàng của gia đ́nh anh.
Michael Lofthouse, CEO của một công ty công nghệ ở California, bị bắt gặp tuôn ra những lời lẽ phân biệt chủng tộc với một gia đ́nh gốc Á ở nhà hàng. Ảnh: Instagram.
"Có vẻ như không ai muốn làm ǵ với chúng tôi cả. Có nhiều khách hàng từng rất thân thiết với cha tôi, luôn hỏi thăm cha tôi, biết tên của cha tôi và bắt tay ông ấy mọi lần họ tới. Tôi không bao giờ nghĩ là họ sẽ ngừng tới và tin vào mấy thứ họ nghe trên truyền thông, và họ ngừng tới v́ sợ hăi điều ǵ đó", anh Shao chia sẻ.
Người gốc Á ở Mỹ bị xa lánh
Nhà hàng của gia đ́nh Shao phải đóng cửa vào thời điểm mà 2 báo cáo mới nhất cho thấy định kiến với người châu Á và tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Á và người gốc Thái B́nh Dương đều tăng cao.
Nghiên cứu mới của Đại học UCLA cho thấy kể từ khi dịch bệnh bùng phát, 83% người lao động gốc Á với tŕnh độ học vấn cấp 2 hoặc thấp hơn đă nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ở California, bang có số dân gốc Á lớn nhất ở Mỹ. Tỷ lệ này ở các bộ phận dân số c̣n lại chỉ là 37%.
Cùng lúc, thống kê cho thấy sự phân biệt đối xử với người gốc Á cũng đang tăng nhanh. Hơn 2.300 người Mỹ gốc Á đă báo cáo về các vụ việc cho thấy định kiến phân biệt chủng tộc với họ, theo Hội đồng hoạch định và chính sách châu Á - Thái B́nh Dương (A3PCON).
Đối với nhiều người, như trong trường hợp của gia đ́nh Shao, hai vấn đề này có liên quan trực tiếp đến nhau.
Báo cáo của UCLA, được công bố tuần trước, t́m cách đánh giá tác động của virus corona đối với lực lượng lao động gốc Á ở California. Nó cho thấy những người gốc Á đang làm việc trong lĩnh vực dịch vụ đă bị ảnh hưởng nghiêm trọng v́ đại dịch.
Ông Paul Ong, một người tham gia vào nghiên cứu, cho rằng bên ngoài t́nh h́nh khó khăn chung của các ngành dịch vụ, mọi người đang từ bỏ các cửa hàng có yếu tố châu Á v́ thành kiến.
"Đây là lư do tại sao những cách gọi mang tính phân biệt chủng tộc với dịch Covid-19 đă gây ra hậu quả nghiêm trọng về mặt xă hội. Chúng tôi đă thấy điều này trong sự gia tăng các lời lẽ miệt thị và tấn công người gốc Á, cũng như với t́nh trạng thất nghiệp và thất bại trong kinh doanh", ông Ong chia sẻ.
Donald Mar, một nhà nghiên cứu khác góp phần thực hiện báo cáo của UCLA, cho rằng một trong những lư do là có nhiều người Mỹ gốc Á làm việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch. Cứ có 4 người Mỹ gốc Á th́ 1 người làm việc trong ngành khách sạn, giải trí và bán lẻ, cũng như dịch vụ làm đẹp.
Lisa Lee đang ở một cửa hàng tạp hoá tại Philadelphia hồi cuối tháng 3 th́ một người đàn ông da trắng lớn tuổi nh́n thấy cô và hét lên: "Quay về Trung Quốc đi!". Khi cô nói rằng ḿnh không đến từ Trung Quốc, người đàn ông nói tiếp: "Vậy hăy quay về Philippines hoặc bất cứ nơi nào cô đến đó".
Khu phố Tàu ở New York vào cuối tháng 4, thời điểm thành phố bị tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: Getty.
Lee, một nghệ sĩ sinh sống ở Philadelphia, cho biết giờ cô chỉ ra ngoài nếu có một người bạn nam da trắng đi cùng. "Sau đại dịch, tôi tự hỏi liệu ḿnh có thể thực sự sống sót ở đây không? Ḿnh có thể thực sự làm việc ở đây không?", Lee, người đến từ Hàn Quốc, chia sẻ.
Mặc dù t́nh trạng thù ghét người gốc Á lần đầu tăng vọt khi đại dịch bùng phát, nó vẫn tiếp tục gia tăng. Điều này được ghi nhận với 500 báo cáo mới về sự hung hăng, bắt nạt, quấy rối, ngôn từ kích động và hành động bạo lực với người gốc Á trong khoảng từ tháng 6 đến giữa tháng 7.
Cách gọi miệt thị
Ông Russell Jeung, giáo sư nghiên cứu người Mỹ gốc Á tại Đại học San Francisco State, người đă theo dơi dữ liệu về t́nh trạng phân biệt chủng tộc với người gốc Á cho Stop Hate - một tổ chức chống phân biệt chủng tộc - cho rằng t́nh trạng này đạt đỉnh trùng với thời điểm Tổng thống Donald Trump lần đầu tiên sử dụng những thuật ngữ gây tranh căi để gọi virus corona.
Ông Jeung cho biết nhóm Stop Hate không thể khẳng định một mối liên hệ trực tiếp giữa thuật ngữ mà ông Trump sử dụng với t́nh trạng phân biệt chủng tộc gia tăng với người gốc Á, nhưng dữ liệu cho thấy các vụ việc kiểu này "vẫn đang tăng".
"Điều này không bất ngờ, v́ tổng thống vẫn đang sử dụng những thuật ngữ để phi nhân cách người gốc Á ở Mỹ", ông Jeung nhận xét.
Tổng thống Trump bắt đầu sử dụng thuật ngữ "virus Trung Quốc" từ đầu tháng 3 và cũng nhiều lần gọi Covid-19 là "kung flu" (một cách chơi chữ từ kungfu).
Trong khi các chuyên gia chỉ ra rằng những phát biểu của ông Trump có thể nguyên nhân chính gây ra sự kỳ thị với người gốc Á, họ cũng chỉ ra các yếu tố khác. Số người tử vong v́ Covid-19 lên tới 145.000 và sự căng thẳng của mối quan hệ Mỹ - Trung trước cuộc bầu cử tổng thống cũng đóng vai tṛ quan trọng trong khung cảnh nước Mỹ hiện tại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần sử dụng thuật ngữ như "virus Trung Quốc", "kung flu"... Ảnh: Getty.
Việc chính quyền các bang nhanh chóng mở cửa cũng tạo thêm cơ hội cho các vụ phân biệt chủng tộc, và các chuyên gia xă hội cũng như các lănh đạo cộng đồng quan ngại rằng, khi các trường học mở cửa trở lại, t́nh trạng bắt nạt học sinh gốc Á sẽ tăng vọt.
Bà Manjusha Julkarni, giám đốc điều hành của A3PCON, cho rằng chắc chắn điều này sẽ xảy ra, và so sánh nó với việc người Hồi giáo, người Arab và người Nam Á ở Mỹ bị phân biệt đối xử sau vụ tấn công khủng bố 11/9.
"Nếu chúng ta có được bài học nào từ 11/9, th́ đó là việc phân biệt chủng tộc sẽ tiếp tục trong một thời gian rất dài", bà Julkarni nói.
VietBF@ sưu tầm.