Mỹ tuyên bố áp lệnh trừng phạt trưởng đặc khu Carrie Lam cùng 10 quan chức Hong Kong và Trung Quốc đại lục hôm nay v́ "làm suy yếu quyền tự trị" của đặc khu này.
"Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt nhằm vào 11 cá nhân làm suy yếu tính tự trị và cấm quyền tự do bày tỏ ư kiến hoặc hội họp của dân Hong Kong", Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong thông cáo ngày 7/8. Lệnh trừng phạt được ban hành trên cơ sở "Sắc lệnh về B́nh thường hóa Hong Kong", được Trump kư ngày 14/7.
Các quan chức đặc khu hành chính Hong Kong bị trừng phạt bao gồm Trưởng đặc khu Carrie Lam, Ủy viên Cảnh sát Hong Kong Chris Tang, cựu ủy viên cảnh sát Stephen Lo, Thư kư phụ trách an ninh John Lee Ka-chiu, Thư kư phụ trách tư pháp Teresa Cheng, Thư kư phụ trách vấn đề lập hiến và đại lục Erick Tsang, Tổng thư kư Hội đồng Bảo vệ An ninh Quốc gia Eric Chan.
Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Carrie Lam trong một buổi họp báo, tháng 12/2019. Ảnh: AFP.
Lệnh trừng phạt c̣n nhằm vào các quan chức Trung Quốc gồm Giám đốc Văn pḥng phụ trách Các vấn đề Hong Kong và Macau Hạ Bảo Long cùng cấp phó Trương Hiểu Minh, Giám đốc Văn pḥng Bảo vệ An ninh Quốc gia Trung Quốc tại Hong Kong Trịnh Nhạn Hùng và Giám đốc Văn pḥng Liên lạc Hong Kong Lạc Huệ Ninh.
Theo lệnh trừng phạt, toàn bộ tài sản tại Mỹ và lợi ích liên quan của các quan chức có tên trong danh sách hoặc các tổ chức do họ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp, từ 50% trở lên, bị phong tỏa và phải được báo cáo cho Văn pḥng Kiếm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ.
Trump nhiều lần đe dọa đưa ra hành động nhằm vào Trung Quốc từ khi nước này áp luật an ninh Hong Kong. Luật h́nh sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Giới chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc áp luật an ninh, bị các đối tác thương mại lớn của Hong Kong chỉ trích, có thể gây tác động đáng kể tới nền kinh tế đặc khu, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cuộc biểu t́nh và lệnh hạn chế ngăn nCoV trong nhiều tháng.
Giới chức Hong Kong hồi tuần trước vạch ra lằn ranh đỏ mới về "bất đồng quan điểm" tại đặc khu, cấm hàng chục nhà hoạt động tham gia vào chính quyền và bắt 4 người v́ các bài đăng trên mạng xă hội.
Trước đó, Mỹ trừng phạt 4 quan chức Trung Quốc và binh đoàn sản xuất Tân Cương với cáo buộc "vi phạm nhân quyền người Duy Ngô Nhĩ". Trung Quốc nhiều lần phủ nhận người Duy Ngô Nhĩ bị "phân biệt đối xử" và cho biết đang tập trung giải quyết t́nh trạng kém phát triển cũng như thiếu việc làm ở các khu vực tập trung người Duy Ngô Nhĩ.
Chính phủ Trung Quốc và chính quyền Hong Kong cũng nhiều lần khẳng định luật an ninh chỉ nhắm đến một nhóm đối tượng nhỏ, trong khi quyền lợi và tự do của dân đặc khu cùng lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn được đảm bảo.
Động thái trừng phạt sắp tới được cho đánh dấu một đ̣n đánh tiếp theo của Trump nhằm vào Trung Quốc, khi Tổng thống Mỹ leo thang cuộc đối đầu với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trước thềm bầu cử vào tháng 11. Trump coi lập trường cứng rắn với Trung Quốc là một trong những điểm mấu chốt để thu hút ủng hộ của cử tri trong lúc tỷ lệ ủng hộ ông thấp hơn ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.
Trump ngày 6/8 kư sắc lệnh cấm người dân cùng doanh nghiệp Mỹ làm ăn với ứng dụng TikTok và WeChat của các công ty Trung Quốc v́ rủi ro an ninh quốc gia. Dù WeChat chưa phổ biến tại Mỹ, lệnh cấm ứng dụng này vẫn gây ảnh hưởng rộng răi do được hơn một tỷ người trên thế giới sử dụng, đồng thời là trung tâm giao tiếp kinh doanh và xă hội với Trung Quốc.
VietBF@sưu tập