Sai lầm chí mạng của t́nh báo Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ đă được hé lộ. Cho dù đă gần 70 năm trôi qua nhưng nhiều vấn đề, đặc biệt là công tác t́nh báo trong trận Điện Biên Phủ vẫn luôn là mối quan tâm của rất nhiều người.
Tại cuộc Hội thảo khoa học về trận Điện Biên Phủ do Trường đại học Khoa học - Xă hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Trường đại học Panthéon Sorbone Paric 1 tổ chức ở Hà Nội hồi năm 2007, Jean More Le Page-một nhà khoa học Pháp, đă tŕnh bày bản tham luận về t́nh báo Pháp. Dưới đây là bản lược thuật nội dung chính của bài viết đó.
De Castries và các tướng lĩnh Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ.
Công tác t́nh báo của Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ năm 1954 rất đặc biệt. Đây là lần đầu tiên ở Đông Dương, tất cả các lực lượng t́nh báo của Pháp phải cùng nhau phối hợp tác chiến và được sử dụng đầy đủ mọi phương tiện để phục vụ hoạt động của họ. Tổng chỉ huy Các lực lượng Pháp tại Điện Biên Phủ, De Castries có được các thông tin từ nguồn trực tiếp (Binh đoàn Tác chiến Tây Bắc - GONO) và các nguồn bên ngoài.
Nguồn trực tiếp: Tại Điện Biên Phủ, De Castries có một bộ tham mưu kiểu cổ điển bao gồm các pḥng khác nhau, trong đó Pḥng Nh́ (deuxieme bureau) là một đơn vị t́nh báo, do một sĩ quan chỉ huy, đầu tiên là Diestielung, đến cuối tháng 2 là Jacques Noel.
Nhiệm vụ của Pḥng Nh́ tại Điện Biên Phủ là theo dơi các đơn vị Việt Minh, xác định và nắm thông tin về các loại vũ khí mà đốí phương sử dụng. Các thông tin liên quan đến hoạt động và dự định của quân Việt Minh, mà t́nh báo Pháp thu thập được, đều được đưa đến Pḥng Nh́ của lực lượng lục quân Pháp ở Bắc Việt Nam.
Chỉ huy Pḥng Nh́ tại Điện Biên Phủ c̣n có thể có thông tin từ Đơn vị T́nh báo tác chiến - SRO và Nhóm đặc nhiệm bay hỗn hợp - GCMA, (sau đổi thành Nhóm Can thiệp hỗn hợp - GMI).
SRO dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng chỉ quân đội, có mặt tại Điện Biên Phủ từ những ngày đầu của cuộc hành quân Castor (12-1953) do Đại úy Mayer điều hành.
GCMA hay GMI và lực luợng hành động của SDECE tại Đông Dương (thành lập tháng 7/4/1951) có nhiệm vụ gây ra các vụ việc rắc rối ở hậu phương của đối phương.
Pḥng Nh́ c̣n có trinh sát pháo binh, do Trung úy Vezat chỉ huy. Thực chất đơn vị này thay thế cho đơn vị xác định mục tiêu bằng quan sát trận địa (SROT), sử dụng các lực lượng quan sát pháo binh. 5 trạm quan sát, trong đó có 3 trạm quan sát pháo binh có tầm nh́n tốt nhất là đồi Him Lam (Beatrice) tại phía đông, đồi Độc Lập (Gabrielle) tại phía bắc, đồi Bản Kéo (Anne Marie) tại phía tây; một trạm nằm trên một cây to tại đồi Claudine và trạm cuối cùng nằm trên nóc hầm chỉ huy pháo binh.
Máy móc quan sát cùng các sĩ quan của lực lượng Quan sát pháo binh không quân thứ 21(GAOA) cũng tham gia, có nhiệm vụ xác định tất cả các dấu hiệu về xây dựng các ụ pháo. Hằng đêm, các sĩ quan tại GAOA 21 đứng từ trạm quan sát t́m cách xác định vị trí đặt các khẩu pháo của đối phương.
Căn cứ không lực Điện Biên Phủ có các máy bay như Morane 500 (croquet) của GAOA gồm khoảng 5-7 chiếc, làm nhiệm vụ thăm ḍ, hoạt động vào khoảng sau 10 giờ sáng, khi sương mù tan. Một máy bay F8F của EROM 80, thuộc phi đội trinh sát cũng tham gia hoạt động hỗ trợ.
Như vậy, De Castries có trong tay không những các phương tiện về con người mà c̣n có các máy bay hiện đại. Tuy nhiên, sau cuộc tấn công ngày 13/3, các phương tiện này bị phá hủy, De Castries gần như "bị mù". Do đó, De Castries chỉ c̣n biết dựa vào các phương tiện từ bên ngoài điều khiển từ Hà Nội.
Các nguồn thông tin từ bên ngoài Điện Biên Phủ: Đó là trinh thám không quân. Máy bay Beaecat, RB26 làm nhiệm vụ chụp ảnh trinh thám trên không có ưu thế hơn loại RF8F bởi khả năng hoạt động độc lập. Nhưng vào tháng 3/1954, chỉ có 4 máy bay các loại này. Đóng chốt tại Đà Nẵng, những máy bay này được sử dụng để chụp ảnh trinh thám và ít hoạt động được trên khu vực ḷng chảo. Thông thường, nhiệm vụ của các phi đội này được tiến hành nhằm khẳng định lại các thông tin mà các nguồn khác đă t́m được.
Mỗi ngày có từ 1 đến 2 chuyến chụp ảnh trinh thám. Việc phóng và phân tích ảnh do lực lượng phân tích ảnh không quân (SIPA) đảm nhiệm thực hiện tại căn cứ. Sau khi phân tích, báo cáo sẽ được gửi về Pḥng Nh́ FTNV và một bản được copy sẽ được gửi cho Pḥng Nh́ GONO.
Trinh thám không quân gặp nhiều khó khăn do địa h́nh rừng núi và sương mù thường che lấp khiến việc chụp ảnh không thể thực hiện được theo ư muốn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến hết hè với những cơn mưa rào như trút nước làm vô hiệu hóa nhiệm vụ trinh thám.
Chính v́ những lư do này, có những ngày không quân Pháp không chụp được một bức ảnh nào. Cây cối ở đây là mối cản trở lớn nhất: rừng rậm nhiệt đới dày đặc đến tận độ cao 700m, kế đến là loại rừng á nhiệt đới. Nơi nào rừng bị phá hủy, các loại cây bụi nhanh chóng mọc lên thế chỗ, có nơi cây bụi cao tới 3m. Các quan sát từ máy bay không thể nào phát hiện được ǵ tại khu vực rừng, trừ các đường băng và đường bộ. Thêm vào đó, nghệ thuật ngụy trang tài t́nh của Việt Minh khiến trinh thám không quân không thể phát hiện ra dấu vết ǵ khác ngoài các dấu vết mà các lực lượng trinh thám khác t́m được.
Thông tin kỹ thuật, bao gồm hệ thống kiểm soát vô tuyến điện và hệ thống kỹ thuật t́m kiếm. Hệ thống kiểm soát vô tuyến điện gồm các phương tiện thu thập tín hiệu từ các trạm phát tín hiệu của đối phương, theo đó có thể theo sát được hướng di chuyển của các đơn vị chính quy Việt Minh. Hệ thống này hoạt động dựa theo nguyên tắc ba góc trong đó có 2 điểm cố định và 1 điểm di động thường nằm trên một chiếc tàu thủy, xe tải hoặc máy bay.
Tại Điện Biên Phủ, điểm di động này là một máy bay định góc (avion gonio). Đây là phương tiện hiệu quả duy nhất để có thể theo dơi được việc di chuyển quân của Việt Minh trong điều kiện địa h́nh rừng núi hiểm trở. Chiếc máy bay này có mặt tại Điện Biên Phủ vào tháng 1, và theo dự kiến, mỗi lần nó sẽ dừng ở đây từ 2 đến 3 ngày. Điểm yếu của hệ thống này là không có độ chính xác cao. Nó có thể phát huy tác dụng trong việc phát hiện việc chuyển quân của Việt Minh cũng như xác định hướng chuyển quân.
Nhưng nó vẫn có nhầm lẫn kỹ thuật trong phạm vi khoảng 3 km phía bên ngoài khu vực đồng bằng (2 km trong khu vực đồng bằng). Nó chỉ có thể cung cấp được các vị trí có tính ước lượng để nhờ đó xác định các đơn vị Việt Minh. Việc xác định cũng c̣n gặp khó khăn nữa v́ bộ phận điện đài của Việt Minh thường nằm cách các cứ điểm từ 1 đến 2 km.
V́ thế, thông tin thu thập được cần phải thẩm định lại dựa vào các nguồn khác. Ngay từ đầu tháng 1, các phương tiện này đă tỏ ra vô tác dụng tại khu vực chung quanh Điện Biên Phủ và không phát hiện được hướng hành quân của Việt Minh.
Việc nghe trộm và giải mă thông tin do hệ thống kỹ thuật t́m kiếm thuộc SDECE đảm nhiệm, nghe các cuộc đàm thoại và giải mă trong trường hợp chúng bị mă hóa. Việc giải mă do một đơn vị chuyên trách về giải mă đóng tại Đà Lạt.
Đơn vị kỹ thuật t́m kiếm (STR) giải mă các cuộc đàm thoại thu thập được từ phía ban chỉ huy các đại đoàn Việt Minh. Đây là một trong những nguồn thông tin quan trọng của t́nh báo Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Tất cả các nguồn thông tin mà quân Pháp có được đều đem ra sử dụng. Mặc dù các nguồn thông tin này có những nhược điểm như đă nêu trên, song chúng vẫn có vai tṛ nhất định. Tất cả mọi di chuyển của các đại đoàn lớn của lực lượng quân đội Việt Minh đều bị theo dơi bắt đầu từ ngày 28/11.
Tướng Navarre có vẻ ư thức được các hậu quả của các sự kiện này. Tinh thần lạc quan ban đầu của ông chuyển dần sang trạng thái nghi ngờ. Có nhân chứng kể lại rằng trong chuyến thăm tập đoàn cứ điểm, khuôn mặt của Navarre có lúc đanh lại.
Ông yêu cầu tướng Cogny và Đại tá Crevecocur nghiên cứu các kế hoạch rút quân. Navarre viết cho Chính phủ Pháp một bản báo cáo nói rằng ông nghi ngờ về một chiến thắng của Pháp tại Điện Biên Phủ. Nhưng đến đầu tháng giêng, việc rút quân cũng không thể thực hiện được mà không phải chịu những tổn thất lớn.
Trang bị pháo và đạn dược của đối phương đúng như trong dự đoán. Chỉ duy nhất một vấn đề mờ mịt đối với Pháp là chiến thuật sử dụng loại vũ khí này. Trước chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Minh chưa từng bao giờ sử dụng loại vũ khí này.
Tuy vậy, ít ra t́nh báo Pháp tại Hà Nội cũng biết là pháo được kéo trực tiếp vào trận địa từ các hầm được nguỵ trang hoặc được đào sâu dưới ḷng đất. Bản đồ vị trí các khẩu 105 ly cũng được cung cấp cho Ban tham mưu Pháp từ tháng giêng. Trung úy Levain đă nói rằng, Việt Minh đang chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho cuộc tổng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày giờ bắt đầu tấn công của Việt Minh vào các cứ điểm Pháp cũng được phát hiện.
Sai lầm lớn của t́nh báo Pháp là không thể nào xác định chính xác được các ụ pháo của Đại đoàn 351. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cũng như trong mọi hoạt động trước đó, t́nh báo Pháp hay nghi ngờ.
Các sĩ quan phụ trách thường thích nghe lời của cấp dưới hoặc của những người xung quanh thay v́ nghe lư lẽ đúng đắn. Chính cách làm đó đă dẫn đến thất bại của họ ở Điện Biên Phủ.
VietBF@ sưu tầm.