Hầu hết mọi người đều mong muốn sống lâu, sống thọ. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, chính những thói quen xấu nhiều người mắc phải đang âm thầm "đánh cắp" tuổi thọ mà bạn không thể ngờ tới.
1. Ngồi lâu khiến tuổi thọ suy giảm
Thói quen ngồi lâu không chỉ ảnh hưởng đến thắt lưng, cột sống cổ mà còn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, não bộ
Bất luận là ở văn phòng hay ở nhà, nhiều người có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại di động, có khi ngồi cả nửa ngày, chỉ là thỉnh thoảng đứng dậy đi uống nước, đi vệ sinh. Hành động này dường như không có vấn đề gì với sức khỏe, điều mọi người cảm thấy khó chịu nhất chính là đau cột sống cổ. Thời gian dài ngồi nhiều, ít vận động, tuần hoàn máu chậm, đồng thời cũng làm chậm quá trình trao đổi chất, không chỉ ảnh hưởng đến thắt lưng, cột sống cổ mà còn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, não bộ.
Tổ chức Y tế Thế giới từ lâu đã liệt kê ít vận động là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, các nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc ngồi một giờ tương đương với việc hút hai điếu thuốc và làm giảm tuổi thọ 22 phút. Nếu bạn ngồi hơn 3 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ mất đi 2 năm tuổi thọ.
Do đó, nếu bạn ngồi lâu tất nhiên sẽ âm thầm "đánh cắp" tuổi thọ. Sức khỏe và tuổi thọ thực sự nằm trong những chi tiết nhỏ mà chúng ta không để ý. Mỗi khi ngồi, chúng ta nên đứng dậy vận động xương khớp, vận động chân tay, uống một cốc nước để giảm tác hại của thói quen này.
2. Ăn sai 3 bữa gây hại đường ruột
Ăn vội vàng vào bữa sáng, ăn tùy tiện vào bữa trưa, ăn quá nhiều vào bữa tối, đây cũng là tình trạng thường thấy của người hiện đại. Đi học, đi làm, lái xe ô tô, khiến thời gian buổi sáng mỗi ngày đều rất gấp gáp, vì vậy nhiều người thường ăn sáng qua loa, thậm chí bỏ bữa sáng, hoặc vừa đi vừa ăn, những điều này đều không có lợi cho sức khỏe. Nếu cứ tiếp tục ăn sáng như vậy, không chỉ gây ra bệnh về đường tiêu hóa, béo phì, kết sỏi, hôi miệng, thậm chí dẫn đến bệnh tiểu đường.
Thời gian buổi trưa nghỉ ngơi ngắn, mọi người thường gọi đồ ăn nhanh. Buổi tối là thời gian rảnh rỗi nhất trong ngày nên đồ ăn phong phú, mọi người thường ăn nhiều những thực phẩm dầu mỡ, cộng thêm thói quen thức khuya làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ, gan thận không được nghỉ ngơi, đây đều là những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Để có sức khỏe và tuổi thọ, chúng ta phải tuân thủ thói quen ăn uống hình tháp ngược, hy sinh một chút thời gian ngủ vào buổi sáng, dậy sớm 30 phút chuẩn bị bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng cho bản thân và gia đình. Không nên ăn quá no bữa tối, nên ăn theo nguyên tắc 7 phần no và không ăn quá muộn.
3. Không thích uống nước làm hỏng mạch máu
70% cơ thể con người được cấu tạo từ nước, không quá khi nói rằng nước là nguồn gốc của sự sống. Nếu cơ thể con người bị thiếu nước trong thời gian dài, máu sẽ trở nên nhớt, tốc độ dòng chảy chậm lại, tăng tốc lão hóa tế bào, chức năng của các cơ quan trong cơ thể suy giảm, tất nhiên tuổi thọ cũng bị rút ngắn. Điều kiện sống hiện nay rất tốt, có rất nhiều loại nước uống như nước trái cây, nước ngọt có ga, các loại sản phẩm từ sữa, trà sữa ra đời, tuy nhiên không có một loại nước nào có thể thay thế nước lọc miễn phí, đây là thức uống lành mạnh nhất.
Vì vậy, mọi người cần phải chủ động bổ sung nước, nếu chỉ uống nước khi khát, tức là cơ thể đã mất rất nhiều nước. Đối với người trưởng thành bình thường, lượng nước bổ sung mỗi ngày nên từ 1,5-2 lít, bao gồm cả nước trong các loại thực phẩm.
Bốn ly nước này phải uống: Buổi sáng ngủ dậy uống một ly nước ấm khi bụng đói để làm sạch dạ dày và ruột, làm loãng máu, thải độc cơ thể và rác chuyển hóa. Uống một cốc nước trước bữa trưa để kích hoạt nhu động ruột và giảm thức ăn. Uống một cốc nước nửa giờ sau bữa ăn hoặc sau khi ngủ trưa để thúc đẩy nhu động ruột và giảm độ nhớt của máu. Uống một cốc nước trước khi đi ngủ 1 tiếng để bổ sung lượng nước bị mất trong khi ngủ.
4. Thức khuya, thiếu ngủ khiến cơ thể tổn thương
Ngủ đủ giấc và chất lượng là cách tốt nhất để cơ thể tự phục hồi và tự sửa chữa của tế bào mà không loại thực phẩm bổ sung nào có thể sánh được. Thiếu ngủ lâu dài sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể và chức năng miễn dịch bị mất cân bằng.
Các nhà khoa học đoạt giải Nobel năm 2018 cảnh báo rõ hơn với mọi người: Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, gây đột biến trong tế bào, tăng khả năng mắc ung thư, ảnh hưởng đến não. Trong những năm gần đây, tình trạng đột tử ở người trẻ thường xuyên xảy ra, và hầu hết đều liên quan đến thức khuya.
Một cuộc khảo sát của Hiệp hội Chống ung thư Hoa Kỳ cho thấy nếu bạn có thể duy trì giấc ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, bạn có thể sống lâu hơn. Thời gian ngủ ít hơn 6 tiếng, bệnh tim tăng gần gấp rưỡi, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 4 lần. Thời gian dài ngủ dưới 4 tiếng, tăng tốc độ lão hóa gấp 3 lần người ngủ bình thường, tỷ lệ tử vong sẽ tăng 80%, và nguy cơ đột tử cực kỳ cao.
VietBF@sưu tập