Nga là nuwocs đầu tiên cán đích trong việc sản xuất vaccine ngừa Covid-19. Họ bị phương Tây chỉ trích. Vậy Nga lư giải việc phát triển vaccine “thần tốc”, bác bỏ chỉ trích từ phương Tây như thế nào?
Các nhà khoa học Nga đă lư giải về quá tŕnh phát triển thần tốc vaccine ngừa Covid-19 "Sputnik V", cũng như tính an toàn và hiệu quả của vaccine này.
Nikolay Briko, người đứng đầu bộ phận dịch tễ học của Bộ Y tế Nga khẳng định với TASS, không có cơ sở nào để tŕ hoăn việc đăng kư vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới của Nga do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh học liên bang N. F. Gamaleya phát triển.
Ảnh minh họa: RDIF
Theo chuyên gia Nikolay Briko: "Loại vaccine này không phải được phát triển từ con số 0. Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya đă có bề dày nghiên cứu nghiêm túc về các loại vaccine. Công nghệ phát triển một loại vaccine như vậy đă được hoàn thiện. V́ thế, có lẽ quy tŕnh này được đẩy nhanh do thực tế là vaccine này không phải được tạo ra từ con số 0. Việc tuân thủ tất cả các giai đoạn và các yêu cầu quốc tế có ư nghĩa quan trọng".
"Tốc độ phát triển vaccine như vậy không có ǵ đáng ngạc nhiên nếu chúng ta hiểu về cơ sở khoa học phía sau", Alexander Gintsburg, giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh học Gamaleya lư giải trên Financial Times, đồng thời cho biết thành quả của vaccine ngừa Covid-19 ngày nay là sự tiếp nối của quá tŕnh nghiên cứu vaccine từ những năm 1980.
"Do không đối mặt với các mối đe dọa y tế toàn cầu trong những thập niên gần đây, việc nghiên cứu vaccine đă bị xem nhẹ trong ngành công nghiệp dược phẩm trên thế giới nhưng các pḥng thí nghiệm của Nga vẫn duy tŕ hoạt động nghiên cứu của ḿnh. Chúng tôi tự hào về uy tín của nền khoa học Nga và điều đó giúp chúng tôi phát triển vaccine Covid-19 nhanh như vậy".
Ông Gintsburg cũng bác bỏ những nhận định cho rằng sử dụng vaccine ngừa Covid-19 của Nga gây rủi ro cao. Ông và một nhóm nhỏ các đồng nghiệp trong viện nghiên cứu đă tự thử nghiệm loại vaccine này trên chính bản thân ḿnh hồi tháng 3.
"Sau 5 tháng, hệ miễn dịch của chúng tôi vẫn tốt và có một lượng kháng thể đáng kể giúp bảo vệ cơ thể trước bất kỳ sự xâm nhập nào của Covid-19. V́ thế, khi ở trong viện nghiên cứu, chúng tôi có thể hoàn toàn không cần đeo khẩu trang".
Để chứng minh cho việc vaccine vẫn có thể phát huy hiệu quả thậm chí mới chỉ ở trong giai đoạn thử nghiệm, chính phủ Nga dẫn ra minh chứng từ vaccine pḥng Ebola do ông Gintsburg và đồng nghiệp phát triển vào năm 2015.
"Với chúng tôi, việc đăng kư vaccine như vậy không đáng ngạc nhiên bởi đây là thành quả từ quá tŕnh nghiên cứu khoa học lâu dài", Nikolay Bespalov, người đứng đầu bộ phận kinh doanh của RNC Pharma nhận định.
Ngoài ra, Bộ Y tế Nga tại Moscow cũng đánh giá rằng, nguy cơ từ dịch Covid-19 nghiêm trọng hơn nhiều so với bất kỳ tác dụng phụ nào của loại vaccine mà Nga vừa phát triển.
Sergey Glagolev, một cố vấn của Bộ trưởng Y tế Nga giải thích trên RT, việc tiêm vaccine này có thể giảm đáng kể rủi ro khi chúng ta tiếp xúc với những người mắc Covid-19 và điều này sẽ làm giảm quy mô của đại dịch.
"Với năng lực kỹ thuật số, chúng tôi có thể giảm sát tính an toàn của loại vaccine này trong thời gian thực", chuyên gia Glagolev cho biết, đồng thời khẳng định công nghệ hiện đại giúp các nhà nghiên cứu theo dơi trong thời gian thực những người đă miễn dịch.
Việc Nga đẩy nhanh quá tŕnh phát triển vaccine ngừa Covid-19 đă bị một số quốc gia và các chuyên gia y tế phương Tây chỉ trích. Những người này cho rằng Nga đă quá vội vă đăng kư vaccine ngừa Covid-19 khi chưa trải qua đủ các cuộc thử nghiệm lâm sàng. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci thậm chí nhận định rằng ông "rất nghi ngờ" về tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này.
Phát biểu trong cuộc họp báo thông tin về loại vaccine mới tên là Sputnik V, Bộ trưởng Y tế Nga Murashko cho rằng, những chỉ trích của nước ngoài về đột phá khoa học của Nga hoàn toàn vô căn cứ và được tạo nên từ "những hạn chế cạnh tranh so với sản phẩm của Nga".
Sputnik V được đăng kư ở Nga ngày 11/8 sau khi hoàn tất 2 trong 3 cuộc thử nghiệm lâm sàng. Loại vaccine này sẽ có thể phục vụ công chúng vào tháng 1/2021 và giúp tạo ra miễn dịch trong ṿng 2 năm./.
VietBF@ sưu tầm.