Số phận của TikTok và WeChat tại Mỹ đang có kết cục tương tự Google, Facebook, Twitter tại Trung Quốc.
Trong nhiều năm, Trung Quốc sử dụng "tường lửa" Great Firewall để chặn một loạt dịch vụ trực tuyến lớn nhất đến từ Mỹ. Tháng này, Washington cho thấy những dấu hiệu về một lệnh cấm tương tự, khi đưa WeChat và TikTok - hai ứng dụng Trung Quốc có nhiều người dùng nhất thế giới - vào danh sách "nguy cơ an ninh", với lư do lo ngại về quyền riêng tư và kiểm duyệt dữ liệu.
TikTok và WeChat đang là mục tiêu chính của chính quyền Mỹ. Ảnh: CLS.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă ra hạn 45 ngày, sau đó tăng lên 90 ngày, để các doanh nghiệp Mỹ mua lại hai công ty này. Bằng không, cả hai sẽ không được phép hoạt động tại đây.
Microsoft xếp đầu danh sách "ứng viên" có thể mua lại TikTok. Việc mua bán có thể giúp mạng video ngắn tránh được lệnh cấm.
WeChat lại có "số phận" khác hơn. Sản phẩm của Tencent được mệnh danh là "siêu ứng dụng" tại Trung Quốc, nhưng ít được biết đến tại Mỹ. Theo đánh giá của một số nhà phân tích, lệnh cấm đối với WeChat chỉ có thể ảnh hưởng đến cộng đồng người dùng Mỹ thường xuyên liên hệ với người thân, bạn bè ở Trung Quốc, hoặc người Mỹ có công việc kinh doanh tại nước này.
Giới quan sát đánh giá lệnh cấm của Trump có nguy cơ khiến Internet toàn cầu thêm chia rẽ, đồng thời làm gián đoạn ḍng đầu tư và đổi mới về công nghệ của cả hai quốc gia. "Điều tôi đang lo lắng là Mỹ đang trở thành một Trung Quốc thứ hai, bằng cách cố gắng chặn các ứng dụng", Susan Ariel Aaronson, chuyên gia về quản trị Internet tại Đại học George Washington, nhận định.
Tại sao Trump chọn WeChat và TikTok mà không phải là các ứng dụng khác?
Tencent, chủ sở hữu WeChat, từ lâu đă phải đối mặt với nhiều cáo buộc về kiểm duyệt và giám sát. Ứng dụng nhắn tin của công ty này không ít lần đối mặt với nghi vấn về quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Với TikTok, vấn đề về quyền riêng tư c̣n nghiêm trọng hơn. Ứng dụng này có cách thu thập dữ liệu và hoạt động không khác nhiều so với các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ.
Chính quyền Trump đang tiếp cận các ứng dụng Trung Quốc theo cách riêng và dường như đang "phức tạp hóa vấn đề", cũng như tạo tiền lệ xấu cho những cuộc đàn áp của chính quyền với sản phẩm công nghệ. Thậm chí, nhiều người đặt ra câu hỏi rằng "có phải Mỹ đang phán xét ứng dụng Trung Quốc dựa trên quy mô của nó hay không".
Hiện WeChat và TikTok đều là những ứng dụng truyền thông xă hội với hàng triệu người dùng khắp thế giới. Cả hai đều thuộc sở hữu của các công ty mẹ trụ sở ở Trung Quốc nhưng có lịch sử và đối tượng người dùng khác nhau.
TikTok là mạng video ngắn, chủ yếu được sử dụng bởi thanh thiếu niên. Các nhà quan sát ngạc nhiên khi một ứng dụng hướng tới người dùng trẻ tuổi, chuyên đăng video ngắn vô hại lại khiến Mỹ lo ngại về nguy cơ an ninh quốc gia. "Không biết thông tin nào thu được từ TikTok hữu ích cho t́nh báo Trung Quốc", James Lewis, một chuyên gia về chính sách công nghệ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, đặt câu hỏi.
Phía chính quyền Trump th́ khẳng định lo ngại từ dữ liệu vị trí, lịch sử duyệt và t́m kiếm. Nhà Trắng cho rằng những thông tin trên "cho phép chính quyền Trung Quốc theo dơi vị trí của nhân viên và nhà thầu của Liên bang, xây dựng hồ sơ thông tin cá nhân để tống tiền hoặc thực hiện hoạt động gián điệp với doanh nghiệp".
TikTok nhiều lần phủ nhận việc chia sẻ dữ liệu với Bắc Kinh, đồng thời khẳng định thông tin của người Mỹ được lưu trữ ở máy chủ bên ngoài Trung Quốc.
Một số chuyên gia đánh giá lượng dữ liệu mà TikTok thu thập được tương đương các đối thủ như Facebook hay Google và đây là điều hoàn toàn b́nh thường, bởi chúng cần thiết cho quảng cáo hướng mục tiêu. Thậm chí, có ư kiến cho rằng TikTok thu thập c̣n ít dữ liệu hơn các ứng dụng khác, lượng thông tin mà phần mềm này "đ̣i hỏi" ít hơn.
Trong khi đó, mức độ thu thập dữ liệu của WeChat lớn hơn hẳn. Từ lâu, ứng dụng này đă bị nghi ngờ về nguy cơ an ninh. Điều này không phải không có căn cứ v́ từ lâu Tencent được cho là có mối quan hệ thân thiết với chính quyền Trung Quốc.
Tencent luôn phủ nhận các cáo buộc về thu thập dữ liệu. Tuy nhiên, trong quá khứ không ít lần WeChat bị phát hiện kiểm duyệt người dùng. Chẳng hạn, các công tố viên Trung Quốc đă viện dẫn nhiều bằng chứng thu được từ ứng dụng này, gồm các tin nhắn đă bị xóa về những người chống lại Hồi giáo, những người bất đồng chính kiến, hay thậm chí là cả Đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc. Hiện luật an ninh mạng của Trung Quốc cũng cho phép chính phủ có quyền yêu cầu cung cấp dữ liệu từ các công ty như Tencent.
"Bất kỳ thông điệp hoặc nội dung nào được chia sẻ trên WeChat đều có thể bị giám sát nghiêm ngặt bởi chính phủ Trung Quốc", Samm Sacks, chuyên gia an ninh mạng và nghiên cứu về Trung Quốc của New America - một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington DC, tiết lộ.
Trước sự tấn công của chính phủ Mỹ vào hàng loạt công ty trong nước, phía Trung Quốc đă có một số động thái đáp trả.
Trong một loạt tweet vào ngày 12/8, Hua Chunying, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cáo buộc Mỹ tạo ra một "mạng lưới liên kết" và sử dụng "logic của xă hội đen" để cố gắng ép TikTok phải bán ḿnh. Bà cũng nhấn mạnh Washington "kém nổi bật" về giám sát chính phủ.
Trung Quốc không đơn độc. Tháng trước, ṭa án Công lư châu Âu đă ra phán quyết chống lại kế hoạch chia sẻ dữ liệu giữa Mỹ và Liên minh châu Âu. Cơ quan này lo ngại rằng, những thông tin do người châu Âu chia sẻ có thể không được bảo vệ đầy đủ trước sự giám sát của Mỹ.
Giới chuyên gia cũng đánh giá rằng, động thái của Mỹ trước mối đe dọa từ từ các ứng dụng Trung Quốc, hoặc bất kỳ ứng dụng nào khác, là cần thiết. Dù vậy, nước này cần có giải pháp khác khi nói đến bảo mật dữ liệu và tự do ngôn luận. Cả hai đều có thể được bảo vệ theo cách tốt hơn, không nhất thiết phải ra lệnh cấm hoặc chặn.
"Câu hỏi được đặt ra bây giờ là làm cách nào để biết một hệ thống hoặc ứng dụng an toàn", Sacks nói. "Chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn cho luật pháp và các tiêu chuẩn để có một bộ tiêu chí đáng tin cậy cho tất cả nền tảng. TikTok hay ứng dụng nào khác phải được kiểm tra và phê duyệt nghiêm ngặt từ đầu, thay v́ phải kiểm soát theo các điều luật an ninh mạng".
Ngoài ra, Sack cũng cho rằng cần có những quy định chung để quản lư một lượng dữ liệu lớn được thu thập từ Internet. "Đă đến lúc Mỹ cần có tầm nh́n riêng về quản trị Internet", Sacks nói thêm.
VietBF @ Sưu tầm