Thủ phủ đẻ thuê của thế giới. Bạn có biết nó ở đâu không? Đó chính là một địa điểm ở Ukraine.
Việc không thể di chuyển v́ Covid-19 khiến cho các ông bố, bà mẹ, gia đ́nh và những người phụ nữ đẻ thuê không thể gặp mặt, dẫn tới những tổn thương không thể bù đắp.
Những giọt nước mắt chảy xuống má của Yevhenia Troyan khi máy bay chở cô cất cánh từ Bắc Síp, một góc nhỏ đặc biệt của châu Âu nơi các công ty cung cấp dịch vụ đẻ thuê của Ukraine đặt cơ sở kinh doanh.
Chuyến bay hồi tháng 2 là cơ hội cuối cùng để cô Troyan trở về quê nhà Ukraine, trước khi nước này đóng cửa biên giới để ngăn ngừa virus corona lây lan. Thế nhưng, khi ra đi, Troyan phải bỏ lại bé gái sơ sinh mà cô vừa rứt ruột đẻ ra, v́ cô chỉ là người mang thai hộ cho một cặp đồng tính nữ ở London.
"Tôi có cảm giác như bỏ lại đứa con của chính ḿnh", Troyan chia sẻ.
Famagusta là một thị trấn b́nh yên ở Bắc Síp nhưng lại là địa điểm các công ty cung cấp dịch vụ đẻ thuê của Ukraine hoạt động để lách luật. Ảnh: New York Times.
Virus phá hủy cả ngành công nghiệp
Câu chuyện của Troyan là tiêu biểu cho một hậu quả kỳ lạ của lệnh phong tỏa do virus corona gây ra, cha mẹ ruột, trẻ sơ sinh và những phụ nữ đẻ thuê bị chia cắt khỏi nhau, và đôi khi mắc kẹt ở nhiều quốc gia hàng tháng trời trong năm nay.
Ukraine, nơi có luật sức khỏe sinh sản tương đối thoải mái và số lượng lớn phụ nữ sẵn sàng đẻ thuê trong một bộ phận dân số nghèo, đă trở thành trung tâm của ngành công nghiệp đẻ thuê quốc tế, theo những chuyên gia và nhóm vận động quyền của phụ nữ.
Tuy vậy, luật pháp Ukraine vẫn cấm việc đẻ hộ cho các cặp đôi đồng tính hoặc với những cặp muốn lựa chọn giới tính thai nhi. Để thích ứng với điều này, các công ty trong ngành bắt đầu dịch chuyển địa điểm hoạt động tới những nơi có luật pháp lỏng lẻo hơn như Bắc Síp, vùng lănh thổ thuộc châu Âu do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát nhưng không được hầu hết quốc gia công nhận.
"Một địa điểm lư tưởng cho mọi loại h́nh gia đ́nh", công ty cung cấp dịch vụ đẻ thuê Surrogacy 365 quảng cáo về Bắc Síp trên trang web của họ.
Những phụ nữ đẻ mướn sẽ đến đây, đặt phôi thai vào tử cung, trở về Ukraine để mang bầu trong ṿng 7 tháng và trở lại Bắc Síp để sinh em bé.
Lệnh hạn chế du lịch v́ Covid-19 cũng khiến người ta chú ư hồi đầu năm nay khi ngăn cản các ông bố bà mẹ tới thăm con được thụ tinh nhân tạo của ḿnh ở Ukraine. Có lúc, 79 trẻ sơ sinh được đưa vào một khách sạn ở thủ đô Kiev để chăm sóc do bố mẹ chúng không thể tới đây nhận con ngay.
Tại nước Nga láng giềng, nơi việc mang thai hộ cũng hợp pháp, thành viên hội đồng cố vấn về nhân quyền của Điện Kremlin cho biết có tới ít nhất 1.000 trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ đang bị mắc kẹt ở nước này.
Những đứa trẻ sơ sinh bị kẹt ở một khách sạn tại Kiev v́ bố mẹ chúng không thể đến nhận con do hạn chế đi lại thời đại dịch. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, các bà mẹ Ukraine mang thai hộ ở một nước thứ 3 cũng bị mắc kẹt trong t́nh cảnh tương tự. Việc mang thai hộ cho các cặp đôi đồng tính hoặc lựa chọn giới tính thai nhi là rất phổ biến ở các nơi như Bắc Síp, Transnistria, Abkhazia và các vùng lănh thổ không được công nhận rộng răi khác, theo ông Sergii Antonov, luật sư về sinh sản ở Ukraine.
Tại Bắc Síp, các bà mẹ người Ukraine sinh con mà không có một hợp đồng đẻ thuê. Thay vào đó, họ từ bỏ quyền nuôi con ngay sau khi sinh, để cho bố mẹ của bé nhận con nuôi. Đây là một h́nh thức lách luật và có thể mất nhiều tuần để hoàn tất.
"Con của cô đâu?"
Trong tháng 2 và tháng 3 năm nay, 14 bà mẹ Ukraine v́ lo sợ bị mắc kẹt ở Bắc Síp, đă rời bỏ vùng lănh thổ này ngay sau khi sinh con, nhưng trước khi hoàn tất quá tŕnh giao đứa bé cho cha mẹ của chúng, khiến cho một loạt các em bé lâm vào t́nh trạng không giấy tờ.
Xung đột pháp lư sau đó giữa những người mẹ này và công ty cung cấp dịch vụ đẻ thuê đă được truyền thông Ukraine quan tâm. Và từ đó, một ngành tưởng như bí mật nay đă được đưa ra ánh sáng. Những người phụ nữ cho biết họ phải trải qua sự chăm sóc y tế kém cỏi và buộc phải đẻ mổ. Một em bé đă qua đời trong quá tŕnh này.
Bà Svitlana Burkovska, giám đốc của nhóm vận động Mother's Force, cho biết những công ty cung cấp dịch vụ đẻ thuê bất hợp pháp này chỉ được biết đến v́ lệnh cấm du lịch đă phá vỡ hoạt động kinh doanh của họ.
Bà Burkovska ước tính chỉ riêng trong năm ngoái, trước khi lệnh cấm du lịch được áp đặt v́ virus, có khoảng 3.000 phụ nữ Ukraine ra nước ngoài để đẻ thuê, và 30.000 người khác đi cho trứng, hầu hết đều không được biết tới rộng răi.
"Rất rủi ro cho những người phụ nữ", bà Burkovska nói.
Nhóm của bà giờ đây đang điều tra một ḷ đẻ giấu kín trong căn hộ ở thị trấn Famagusta của Bắc Síp. Những phụ nữ mô tả cơ sở này giống như một bệnh viện bí mật, các y tá chỉ nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và bác sĩ không hề biết tiền sử bệnh của họ.
"Khi tôi đến bệnh viện, một bác sĩ tỏ ra bất ngờ v́ tôi từng đẻ mổ trước đây", Ira, một phụ nữ đẻ thuê cho biết. Khi đó đă quá muộn để tiến hành đẻ mổ v́ cổ tử cung của cô bắt đầu mở rồi, v́ vậy họ quyết định đẻ thường. Một bác sĩ gây mê xuất hiện nhưng chỉ mặc áo khoác thay v́ áo blouse, và cô bắt đầu sinh.
Vài giờ sau, Ira phải chứng kiến đứa bé qua đời trên chiếc bàn bên cạnh trong khi các nhân viên y tế cố gắng cứu lấy mạng sống của cô. Cô bị chảy máu rất nhiều.
"Rơ ràng là không có đủ nhân viên. Họ đặt đứa bé sang một bên, đó là bé gái có vẻ ngoài xinh xắn và khỏe mạnh. Nó không thở nhưng tôi vẫn thấy bé cử động", Ira vừa nói vừa khóc khi nhớ lại những ǵ diễn ra hồi tháng 2.
Sau khi đứa bé tử vong, các bác sĩ yêu cầu tất cả bà bầu c̣n lại phải đẻ mổ, mặc dù một người được phép đẻ thường.
"Tôi đă cầu xin được đẻ thường. Họ hứa với tôi là tôi có thể làm việc đó, nhưng các bác sĩ đột ngột xuất hiện và nói rằng tôi phải đẻ mổ ngay bây giờ", cô Troyan kể lại.
Yana, một bà mẹ khác trong nhóm, năm nay 22 tuổi, mang thai một bé gái cho một cặp đồng tính nam đến từ Anh. Đứa bé chào đời bằng đẻ mổ sau 36 tuần, mặc dù Yana cho biết cô dễ dàng có thể mang em bé tới tuần cuối cùng.
Khi virus lây lan vào tháng 2, công ty cung cấp dịch vụ đẻ thuê yêu cầu những người phụ nữ ở lại Famagusta để chăm sóc cho những đứa bé cho tới khi hoàn tất thủ tục giấy tờ, nhưng họ quyết định bay về Ukraine.
Ira, người đă tới Bắc Síp để sinh em bé vào tháng 2, và phải chứng kiến đứa bé chết ngay sau khi sinh. Ảnh: New York Times.
Hai nhân viên của công ty đổ lỗi cho họ v́ bỏ rơi những đứa bé, thậm chí đă công khai danh tính của họ trên mạng và gọi họ là đồ "gia súc".
Trong khi đó, tại Ukraine, v́ không có giấy tờ chứng minh việc từ bỏ quyền nuôi con, những người phụ nữ lo ngại rằng các quan chức phúc lợi trẻ em sẽ điều tra họ sau khi yêu cầu chăm sóc sau sinh mà không có em bé.
"Tôi sợ ḿnh có thể bị bắt", Yana chia sẻ.
Cô cho biết các bác sĩ bắt đầu hỏi cô một câu mà cô không thể trả lời: "Con của cô đâu?".
VietBF@ sưu tầm.