Tác giả Jamie Seidel đă có bài viết mang tên “Thủ thuật chiến lang của Tập Cận B́nh bị công kích” ngày 10/8 trên tờ new.com.au của Úc. Trong bài viết, tác giả cho biết ông Tập hiện đang bị các tướng lĩnh trọng yếu trong chính quyền khiển trách, khi cho rằng ông Tập không nên chọc giận Mỹ bằng thủ pháp ngoại giao chiến lang, bởi nó đang phá hủy thời cơ thống trị thế giới của ĐCSTQ.
Bài báo chỉ ra rằng trước thảm cảnh nạn châu chấu, lũ lụt, nạn đói và dịch bệnh, Tập Cận B́nh, định vị ḿnh là một lănh tụ suốt đời của một quốc đảng chuyên chế – không thể không lo lắng trong việc duy tŕ quyền lực của ḿnh. Hơn nữa, những quốc gia mà ĐCSTQ sử dụng thủ đoạn mậu dịch để duy tŕ quan hệ trong quá khứ đă không c̣n là bạn bè.
Giống như tất cả các nhà độc tài luôn phải chống chọi trên mọi phương diện, trong những nguy khốn cả trong lẫn ngoài mà Tập Cận B́nh phải đối diện, điều tồi tệ nhất là các tướng lĩnh trong nội bộ quân đội bắt đầu thể hiện ư kiến phản đối ông. Hai tướng phản Tập được tác giả Seidel nêu tên là Kiều Lương, người đă xây dựng lư thuyết quân sự của ĐCSTQ trong cuốn “Chiến tranh không biên giới”, và Đại Hào, hiện là đại tá không quân.
Chiến lang gặp phải phản kích toàn cầu
Tác giả Seidel biểu thị trong bài báo rằng, các phương pháp thông thường của ĐCSTQ như “tán dương lịch sử huy hoàng và những thành tựu vĩ đại của quốc gia, đồng thời đổ lỗi sai sót cho ai đó” không c̣n hiệu quả nữa. Đối mặt với thuật chiến lang của ĐCSTQ, thế giới không c̣n thu ḿnh lại mà đă phản công dữ dội.
Các quốc gia được kể đến bao gồm Úc, Vương quốc Anh và Canada trong Liên minh t́nh báo Ngũ Nhăn, bên cạnh Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam ở Châu Á. Những quốc gia này đă trở nên vững vàng trước sự đe dọa và uy hiếp to lớn của ĐCSTQ. Sự chuyển biến của những quốc gia này, đối với Tập Cận B́nh mà nói, chỉ đơn giản là khiến ông bẽ mặt.
Mặc dù Trung Quốc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế để đe dọa Úc, nhưng Canberra không hề sợ hăi mà ngược lại, họ kiên quyết tuân thủ luật pháp quốc tế về các vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Trước việc ĐCSTQ thường xuyên gây hấn kinh tế và can thiệp vào các hoạt động thương mại ở Biển Đông, năm ngoái, Malaysia đă chính thức phản đối ĐCSTQ. Các nước láng giềng nhỏ như Việt Nam, Brunei, Philippines và Indonesia cũng theo chân.
Ngay cả một quốc gia nhỏ bé như Somalia cũng không hề tỏ ra yếu thế. Theo báo cáo, Tần Kiện, đại sứ Trung Quốc tại Somalia, gần đây đă cố gắng sử dụng chiến thuật “ngoại giao chiến lang” chống lại tổng thống của đất nước này, nhưng đă phải hứng “lệnh trục xuất”, và chính phủ Somalia cũng bắt đầu tiến hành thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan.
Tiếng nói chống Tập của giới tinh hoa Bắc Kinh
Ngoài việc đụng phải bức tường quốc tế, làn sóng phản đối Tập Cận B́nh ở đại lục cũng dấy khởi từ giới tinh hoa. Tác giả Seidel dẫn lời Richard A., một học giả Trung Quốc tại Viện Lowy ở Úc, nói: “Trong giới tinh hoa Bắc Kinh, tiềm ẩn những ư kiến bất đồng với ông Tập”.
Tác giả Seidel chỉ ra rằng việc chính quyền Bắc Kinh bắt giữ giáo sư luật nổi tiếng của Đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận có thể được coi là một lời cảnh cáo đối với giới tinh hoa. Vị giáo sư luật này đă phạm phải vùng cấm khi đ̣i hỏi quyền b́nh đẳng trước luật pháp cho công dân Trung Quốc.
Hứa Chương Nhuận là người duy nhất trong hệ thống tư pháp hiện tại do ĐCSTQ kiểm soát dám công khai thách thức Tập Cận B́nh. Vị giáo sư 57 tuổi này bị đưa khỏi căn hộ của ḿnh ở Bắc Kinh hồi tháng trước. Khi có hơn chục cảnh sát tới cửa, giáo sư Hứa dường như đă chuẩn bị sẵn tinh thần. Ông đă chuẩn bị sẵn một bộ trang phục dự pḥng bên cửa để mang theo khi bị bắt.
Tác giả Seidel sau đó đặt câu hỏi: ĐCSTQ có thể vẫn thành công trong việc trấn áp những tiếng nói trái chiều như giáo sư Hứa, nhưng đằng sau chiến lược ngoại giao chiến lang của ḿnh, Tập Cận B́nh đang phải đối mặt với sự phản kích của các tướng lĩnh quân đội từ phía sau.
Chiến lang bị diều hâu phản công
Tác giả Seidel chỉ ra trong bài báo rằng, sự phản đối chính đối với Tập Cận B́nh trong quân đội những tháng gần đây đến từ Thiếu tướng Kiều Lương đă nghỉ hưu và Đại tá Không quân đương nhiệm Đại Hào.
Kiều Lương là một tướng diều hâu nổi tiếng trong quân đội ĐCSTQ và là một trong những người sáng lập ra lư thuyết quân sự hiện đại của ĐCSTQ. Ông ta đă xuất bản cuốn sách “Chiến tranh không biên giới” vào năm 1999. Bây giờ ông ta dám đứng lên phản đối khẩu hiệu của Tập Cận B́nh rằng vấn đề Đài Loan cần được giải quyết bằng vũ lực.
Ông nói trong một cuộc phỏng vấn năm nay, “Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc không phải là thống nhất Đài Loan, mà là hoàn thành sự nghiệp phục hưng vĩ đại để 1,4 tỷ người có thể sống một cuộc sống hạnh phúc”. “Liệu thu phục Đài Loan có thực tế không? Tất nhiên là không thể”.
Tướng Kiều Lương cũng thừa nhận trong cuộc phỏng vấn rằng đằng sau vấn đề Đài Loan là quan hệ Trung-Mỹ, tức là sự cạnh tranh sức mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ.
Đại tá Không quân Đại Hào, người có cùng quan điểm, thậm chí c̣n thẳng thắn hơn. Ông này đă đăng một bài báo với tiêu đề “Bốn cách hiểu bất ngờ và mười nhận thức mới về nước Mỹ”, cho rằng ĐCSTQ sẽ phải trả giá đắt bằng Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ.
Trong bài báo ông viết, “Hoa Kỳ sẽ rất cứng rắn, áp đặt thuế quan 30 tỷ, 50 tỷ, và sau đó là 200 tỷ”. “Hăy nhớ rằng: Mỹ áp thuế 30 tỷ đô la sẽ làm [TQ] mất đi 60 tỷ, 90 tỷ và thậm chí nhiều tác động hơn. Đây là điểm thực sự hùng mạnh của đế chế Hoa Kỳ . Chúng ta cần phải có lư tính, không tức giận và đối phó một cách khôn ngoan”.
Richard D., một học giả Trung Quốc tại Viện Lowe về Chính sách Quốc tế ở Úc, cho rằng những hiện tượng này đều ám chỉ sự tồn tại của một “chính phủ bóng tối” ở Bắc Kinh. Ông nói rằng các học giả phái tự do của Trung Quốc đă chỉ trích ông Tập, cáo buộc ông ta chọc giận Hoa Kỳ bằng các chính sách đối ngoại và quân sự kiêu ngạo, và những người theo chủ nghĩa tự do này thích chính sách “che giấu năng lực và ẩn ḿnh chờ thời” của Đặng Tiểu B́nh vào những năm 1980.
Những người phái tự do này đă học hỏi được cách “che giấu năng lực và ẩn ḿnh chờ thời” của Đặng Tiểu B́nh, và biết cách tự bảo vệ ḿnh. Do đó khi chỉ trích những cách làm của Tập Cận B́nh, họ thường không trực tiếp chỉ đích danh chúng.