Hàng loạt công ty, nhà thầu Trung Quốc liên quan tới việc xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông bị việc Mỹ trừng phạt, khiến có thể gây ra xáo trộn khắp châu Á, nhắc đến sự hiện diện rộng răi của các công ty Trung Quốc ở nhiều nước trong khu vực, theo các nhà quan sát ngoại giao nhận định.
Các tàu nạo vét của Trung Quốc hoạt động trái phép ở Biển Đông năm 2015. Ảnh: Reuters
Tờ SCMP hôm 28/8 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, việc Mỹ trừng phạt hàng loạt công ty Trung Quốc liên quan tới việc xây dựng đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông c̣n ảnh hưởng tới các công ty Mỹ v́ họ phải xin giấy phép trước khi xuất khẩu sản phẩm hỗ trợ các dự án ở châu Á, có sự tham gia của Công ty xây dựng truyền thông Trung Quốc (CCCC) - một trong các công ty Trung Quốc nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ.
Tuyến đường sắt bờ đông trị giá 10,5 tỷ USD (Malaysia), thành phố cảng Colombo 1,4 tỷ USD (Sri Lanka) và một sân bay mới trị giá 10 tỷ USD (Philippines) là các dự án nước ngoài của CCCC.
Với quy mô về sự hiện diện trong khu vực của công ty Trung Quốc này, các nhà quan sát dự đoán chính phủ nhiều nước và doanh nghiệp địa phương đă hợp tác với CCCC và các công ty con của CCCC sẽ phải chú ư tới tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ.
CCCC hiện diện ở nhiều nước châu Á một phần do công ty này tham gia vào sáng kiến Vành đai Con đường, chương tŕnh cơ sở hạ tầng trị giá hàng tỷ USD do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh khởi xướng.
Công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group hôm 26/8 cho biết CCCC hiện tham gia vào 923 dự án ở 157 quốc gia, vùng lănh thổ trên thế giới.
Hoo Chiew Ping, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế của Đại học quốc gia Malaysia, cho biết sự hiện diện của CCCC là một trong những tiêu chí được cộng đồng nghiên cứu sử dụng để đánh giá liệu một dự án có nằm trong quy hoạch Vành đai Con đường hay không.
Ngeow Chow Bing, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Malaya (Malaysia), nhận định một con đường đầy khó khăn đang hiển hiện trước mắt các công ty có liên quan đến toàn bộ dự án của CCCC.
"Các biện pháp trừng phạt kiểu này cho thấy mọi dự án liên quan tới CCCC, ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai, sẽ phải tránh các công ty Mỹ. Điều này tạo ra nhiều phức tạp hơn cho Malaysia và việc Mỹ có tiếp tục tăng mức độ trừng phạt hay không vẫn c̣n để ngỏ", ông Ngeow nhận định.
5 công ty con của CCCC nằm trong danh sách 24 công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt. Bộ Thương mại Mỹ hôm 26/8 tuyên bố các công ty Trung Quốc này nếu muốn tiếp nhận hàng nhập khẩu từ Mỹ phải được cấp phép.
Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo cho rằng biện pháp trừng phạt của Mỹ là một phần trong quan điểm cứng rắn của Washington với những khẳng định phi lư của Bắc Kinh ở Biển Đông. Mỹ và các nước thuộc Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á cho rằng Bắc Kinh đang quân sự hóa các đảo nhân tạo và động thái này đe dọa tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông.
Các nhà quan sát cho biết, dù 5 công ty con của CCCC bị Mỹ trừng phạt không có giao dịch trực tiếp trong các dự án như tuyến đường sắt bờ đông của Malaysia nhưng quá tŕnh phát triển của dự án này vẫn có thể bị ảnh hưởng.
Công nhân của CCCC làm việc tại tuyến đường sắt bờ đông của Malaysia. Ảnh: Tân Hoa xă
John Lichtefeld, phó chủ tịch Công ty cố vấn chiến lược The Asia Group, cho biết, danh sách trừng phạt ban đầu “có thể không cản trở trực tiếp hoặc ngay lập tức tới hoạt động hỗ trợ các dự án cơ sở hạ tầng lớn trong khu vực của CCCC nhưng các biện pháp bổ sung hoặc các công ty con nằm trong 'danh sách đen' có thể gây trở ngại”.
Drew Thompson, cựu quan chức Bộ Quốc pḥng Mỹ đang làm việc tại Trường chính sách công Lư Quang Diệu, thuộc Đại học quốc gia Singapore, lưu ư rằng CCCC cũng tham gia vào các dự án không nằm trong sáng kiến Vành đai Con đường, ví dụ như các dự án nhà ở công cộng tại Singapore.
Thompson cho rằng các công ty Mỹ như nhà sản xuất máy xây dựng Caterpillar có thể bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt CCCC của Mỹ. Theo cựu quan chức Bộ Quốc pḥng Mỹ, động thái trừng phạt mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ dường như không phù hợp với mục tiêu tổng thể của ông Trump là kích thích và thu hút lại hoạt động sản xuất của Mỹ. "Lệnh trừng phạt các công ty Trung Quốc có thể khiến các nhà sản xuất Mỹ gặp bất lợi trước các đối thủ nước ngoài tại các thị trường xuất khẩu tiềm năng trên khắp châu Á", theo Thompson.
N. Sathiya Moorthy, nhà quan sát kỳ cựu về chính sách đối ngoại của Sri Lanka, nhận định các quốc gia như Sri Lanka, nơi có nhiều dự án của CCCC, sẽ gặp nhiều thách thức hơn khi đứng trung gian giữa 2 siêu cường đối địch Mỹ - Trung.
Các tàu nạo vét Trung Quốc tại công trường dự án thành phố cảng Colombo ở Sri Lanka. Ảnh: Tân Hoa xă
Hôm 27/8, Thời báo Hoàn cầu dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc nhận định động thái trừng phạt mới nhất của Mỹ chỉ "mang tính biểu tượng" và nhằm mục đích khơi dậy tinh thần chống Trung Quốc ở một số khu vực nhất định của Mỹ trước ngày bầu cử tổng thống. Động thái của Mỹ cũng sẽ không thay đổi hoặc ngăn cản lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông, theo các chuyên gia.
CCCC hôm 27/8 tuyên bố không để tâm tới các lệnh trừng phạt của Mỹ, nói rằng công ty không thực hiện bất cứ hoạt động kinh doanh nào tại Mỹ và thiết bị cốt lơi của công ty này cũng không sử dụng công nghệ Mỹ.
CCCC cho biết hoạt động chính của họ nằm ở Trung Quốc. Các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ.