8 ngày đi 5 nước châu Âu, ông Vương Nghị thu được ǵ?
Những ǵ ông Vương thu được sau chuyến công du tám ngày đến năm nước châu Âu rất hạn chế v́ phía châu Âu đă mệt mỏi với "những lời hứa" của TQ.
Theo tờ South China Morning Post hôm 3-9, Bộ trưởng Ngoại giao TQ Vương Nghị đă kết thúc chuyến công du nước ngoài kéo dài tám ngày đến năm nước châu Âu. Đây là chuyến đi đầu tiên của ông Vương ra nước ngoài kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, và diễn ra trong bối cảnh đại dịch vẫn c̣n hoành hành ở nhiều nơi trên thế giới.
Ông Vương thống nhất được ǵ với châu Âu?
Trong chuyến đi kéo dài tám ngày của ḿnh đến Na Uy và bốn nước khác thuộc Liên minh Châu Âu (EU) bao gồm Pháp, Đức, Ư và Hoà Lan, ông Vương đă quảng bá TQ như một đối tác đa phương trên trường quốc tế.
Nhắc lại thông điệp đă đưa ra ở mọi nơi ḿnh đến thăm trong chuyến công du, ngày 1-9, tại thủ đô Berlin (Đức), ông Vương kêu gọi châu Âu chống lại nỗ lực của Mỹ nhằm cô lập TQ về mặt kinh tế. Ông Vương cũng muốn các nước hợp lại làm áp lực buộc Mỹ từ bỏ chủ nghĩa đơn phương mà chính quyền Washington xây dựng.
Ngoài ra, ông Vương cũng kêu gọi châu Âu hợp tác với TQ để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Để thuyết phục hơn, ông Vương đưa ra các số liệu kinh tế chính thức cho thấy tốc độ phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ông Vương nói: "Các cuộc đàm phán trong hiệp định đầu tư TQ - EU đă bước vào giai đoạn cuối cùng. Cả hai bên nên tăng cường đóng góp ư kiến, và nếu cần thiết đưa ra lời kêu gọi chính trị để giải quyết các vấn đề c̣n lại một cách kịp thời nhằm đảm bảo hoàn thành đàm phán theo đúng lịch tŕnh".
Chưa nói về phía các doanh nghiệp châu Âu, đối với Bắc Kinh, hiệp định được thống nhất sẽ tạo ra h́nh ảnh về mối quan hệ đối tác địa lư chính trị với 27 quốc gia của EU, đối tác thương mại lớn nhất của TQ, khi Mỹ đang cố gắng làm suy yếu nước này về mặt kinh tế.
Công bằng mà nói, EU không có sự tin tưởng vào sự ủng hộ của TQ đối với chủ nghĩa đa phương trong nhiều vấn đề. Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh EU trực tuyến do Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tổ chức vào ngày 14-9 tới đây.
Tuy nhiên bên cạnh đó, EU cũng bày tỏ về mối quan tâm với việc TQ có sẵn sàng tuân thủ các quy tắc quốc tế, từ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông đến Hong Kong, Ân Độ,... cho đến các vấn đề về công nghệ như trí tuệ nhân tạo hay không.
Trong khi ông Vương "ghi điểm" với EU trong một số vấn đề chung, việc ông lên án Chủ tịch thượng viện Cộng ḥa Czech Milos Vystrcil v́ đă thực hiện chuyến thăm đến Đài Loan đă phần nào gây ra tác dụng ngược. Đức và Slovakia đă lên tiếng chỉ trích lời phát ngôn bừa băi này của ông Vương.
Chuyên gia nói ǵ?
Theo các nhà phân tích, những lợi ích ngoại giao mà ông Vương đạt được sau chuyến công du c̣n rất hạn chế v́ phía châu Âu đă mệt mỏi với "những lời hứa" của TQ.
Ông Noah Barkin, một chuyên gia EU-TQ tại công ty nghiên cứu chính sách Rhodium Group (có trụ sở ở tiểu bang New York, Mỹ) lưu ư rằng các chính phủ châu Âu ngày càng cảm thấy "mệt mỏi với những lời hứa" của Trung Quốc.
Ông nói: "Đă gần bốn năm kể từ khi Chủ tịch TQ Tập Cận B́nh tung hô về những phẩm chất tốt đẹp của chủ nghĩa đa phương ở TP Davos (Thụy Sĩ). Tuy nhiên, hiện châu Âu vẫn chưa thấy được những hành động cụ thế nào của TQ cả".
Để củng cố nhận định của ḿnh, ông đưa ra ví dụ về việc Berlin và Brussels đă thúc ép Bắc Kinh đồng ư cùng hành động về vấn đề biến đổi khí hậu trong gần một năm qua nhưng vẫn không hề có kết quả nào hết.
Sưu tầm
|