Không giống như loại bom chùm, bom BLU-136 bắn ra các mảnh kim loại thay v́ bom bi vốn có thể phát nổ bất cứ lúc nào cho dù hàng thập niên sau đó.
Không Lực Hoa Kỳ gần đây đă thử nghiệm một loại bom chùm thế hệ mới được cho là sẽ không c̣n để lại những quả bom bi chưa phát nổ trên chiến trường, vốn có thể phát nổ và gây chết chóc cho dân thường vô tội vài thập niên sau, theo hăng tin Sputnik.
Mỹ thử nghiệm thả 10 quả bom phân mảnh BLU-136 thuộc thế hệ mới
Trong các cuộc thử nghiệm tại căn cứ Không quân Nellis ở tiểu bang Nevada (Mỹ) hồi tháng 7 qua, Không Lực Hoa Kỳ đă thả 10 quả bom tấn công khu vực thế hệ mới BLU-136 vào các mục tiêu để kiểm tra tính hiệu quả của loại vũ khí mới này.
Máy bay ném bom B-1B Lancer của Không Lực Hoa Kỳ thả bom chùm trong một cuộc tập trận bắn đạn thật. (Ảnh: AF)
Loại bom
BLU-136 nặng 907 kg, được thiết kế để thay thế kho bom bi hiện tại của Ngũ Giác Đài. Không giống như bom bi, bom
BLU-136 bắn ra các mảnh kim loại thay v́ bom bi có thể phát nổ bất cứ lúc nào dù hàng thập niên sau đó.
"Các cuộc thử nghiệm được thực hiện để thu thập các dữ liệu nhằm xác định hiệu suất hoạt động của BLU-136, đặc biệt là tại các khu vực chịu ảnh hưởng của vụ nổ và xuất hiện mảnh bom. Dữ liệu này sẽ giúp những nhà nghiên cứu ra quyết định nhằm xác định được liệu BLU-136 có phải là sự thay thế khả thi cho kho bom chùm của Không quân Mỹ hay không?" thông cáo báo chí của Không Lực Hoa Kỳ cho hay.
Nguy hiểm tiềm ẩn
Theo báo New York Times vào năm 2017, bom bi được bắn ra từ bom chùm có tỷ lệ phát nổ cao đến 20%, nghĩa là có 1/5 những mảnh bom bi được bắn ra sẽ lưu lại trên mặt đất mà không phát nổ ngay.
Những quả bom bi này có thể tồn tại trong nhiều thập niên và gây nguy hiểm cho dân thường, đặc biệt là trẻ em khi vô t́nh t́m thấy chúng. Những quả bom này có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Bom chùm được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột. Trong những năm 1960 và 1970, Mỹ thực hiện chiến dịch ném bom bí mật chống lại Lào. Mỹ đă thả hai triệu tấn bom vào quốc gia Đông Nam Á này, trong đó có khoảng 80 triệu quả bom bi chưa bao giờ phát nổ.[
ở đâu có con số "chính xác" như vậy?]
Hơn 20.000 người Lào đă thiệt mạng do bom chưa nổ kể từ khi kết thúc chiến tranh vào năm 1975 và phần lớn diện tích đất nông nghiệp vẫn không thể sử dụng được cho đến này nay.
Do những tranh căi về việc sử dụng loại vũ khí này, hơn 108 quốc gia đă kư Công ước Kiểm soát Bom đạn chùm năm 2008 để loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bom này. Tuy nhiên, Mỹ đă từ chối kư hiệp ước, song Tổng thống Mỹ lúc đó là ông George W. Bush đưa ra một cam kết riêng rằng đến năm 2019 Mỹ sẽ chấm dứt sử dụng loại bom bi này.
Một bom chùm chứa hơn 600 bom bi do một máy bay của Israel thả xuống trong cuộc chiến tranh Lebanon năm 2006. (Ảnh: AP)
Theo quan điểm của Ngũ Giác Đài vào lúc đó, bom đạn chùm thật sự là loại vũ khí nhân đạo. Dữ liệu do
WikiLeaks công bố có tiết lộ Mỹ đă gây sức ép lên các quốc gia đồng minh hoặc bác bỏ hiệp ước hoặc bác khái niệm về lệnh cấm này. Mỹ cũng đă liên kết với chính phủ Anh để lách lệnh cấm và tiếp tục lưu trữ bom chùm tại Anh.
"Do những kẻ thù trong tương lai có khả năng sử dụng lá chắn dân sự cho các mục tiêu quân sự, chẳng hạn như thiết lập một mục tiêu quân sự trên mái một ṭa nhà bị chiếm đóng, nên việc sử dụng vũ khí đơn thuần có thể dẫn đến sự thương vong cho dân thường nhiều hơn và thiệt hại nhiều hơn so với bom đạn chùm", tuyên bố về chính sách năm 2008 của Ngũ Giác Đài cho hay.
"V́ thế việc loại bỏ bom chùm là không thể chấp nhận được v́ không chỉ gây ra hậu quả tiêu cực về mặt quân sự mà c̣n gây hậu quả tiềm tàng cho dân thường", bản tuyên bố cho biết.
Vào năm 2017, quan điểm này được Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ khi đó là Patrick Shanhan tái khẳng định.
"Dẫu cho Bộ Quốc pḥng đang t́m cách triển khai một thế hệ vũ khí mới có độ tin cậy cao hơn, song chúng tôi không thể mạo hiểm bởi kế hoạch có thể thất bại hoặc chấp nhận khả năng gia tăng thương vong cho quân đội và dân thường khi từ bỏ những khả năng tốt nhất hiện có", hăng tin AP dẫn lời ông Shanhan khi đó.
"Bom đạn chùm là vũ khí hợp pháp có công dụng về mặt quân sự rơ ràng", ông Shanhan khẳng định.
Nga bị tố cáo đă sử dụng "ác mộng bom chùm" ở Syria
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các lực lượng của Nga đang sử dụng bom chùm ở Syria.
AFP ngày 1-9 đưa tin,
Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) trong một nghiên cứu thường niên cho biết các lực lượng Nga là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng đáng kể các hành động sử dụng loại bom bị cấm này khi tiến hành các cuộc không kích tại Syria, để ủng hộ cho Tổng thống Bashar al-Assad.
Trong báo cáo mới nhất có tựa đề
"Giám sát bom chùm" do
HRW cùng các tổ chức nhân quyền và phi chính phủ soạn thảo, có nêu rơ:
"Nga dường như chịu phần lớn trách nhiệm về sự gia tăng đáng kể các vụ tấn công bom chùm nhằm vào các khu vực do lực lượng đối lập kiểm soát ở Syria kể từ khi nước này khởi động chiến dịch quân sự chung".
Báo cáo nêu tiếp:
"Có bằng chứng thuyết phục cho thấy Nga đang sử dụng các loại bom đạn chùm ở Syria và/hoặc trực tiếp tham gia cùng các lực lượng chính quyền Syria trong các cuộc tấn công sử dụng bom chùm".
Bà Mary Warenham, Giám đốc của
HRW, cho biết họ nh́n thấy các bằng chứng về các vụ tấn công bằng bom chùm hằng tuần nếu không muốn nói là hằng ngày. Điều này khiến họ rất lo ngại. T
uy nhiên, Nga đă nhiều lần phủ nhận sử dụng bom chùm.
Tổng cộng 248 người thiệt mạng hoặc bị thương bởi bom đạn ở Syria hồi năm ngoái, phần lớn là dân thường, theo báo cáo giám sát bom chùm ghi nhận. Loại bom này cũng đă cướp đi sinh mạng của 104 người ở Yemen hồi năm 2015.
Syria và Nga không tham gia Công ước về bom chùm năm 2008 vốn được 100 quốc gia kư kết. Tuy nhiên,
HRW khẳng định rằng, hai nước này vẫn chịu ràng buộc bởi luật pháp quốc tế về cấm thực hiện các vụ tấn công bừa băi vốn ám chỉ việc sử dụng loại bom chùm.
Sưu tầm