09/08/20
The Economist: Why is Wall Street expanding in China?
It may be a step on the way to China becoming a financial superpower
Bản dịch: Việt An
Sự phân tách Mỹ-Trung trong ngành công nghiệp công nghệ tiếp tục gia tăng với việc Mỹ gây áp lực với TikTok, cấm vận tập đoàn Huawei và Apple đang dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, một khu vực không diễn ra sự phân tách mà là sự hợp tác chặt chẽ giữa các siêu cường, đó là lĩnh vực tài chính cao cấp.
BlackRock, Quỹ quản lư tài sản khổng lồ vừa được chấp thuận mở chi nhánh quỹ tại Trung Quốc. Đối thủ Vanguard đang di rời trụ sở châu Á sang Thượng Hải. JP Morgan dự kiến mua quỹ quản lư tài sản Trung Quốc với giá 1 tỷ USD. Các nhà quản lư Quỹ nước ngoài đă chi gần 200 tỷ mua cổ phần và trái phiếu Trung Quốc lục địa trong năm qua.
Không chỉ v́ tính toán ngắn hạn, sự yêu thích của các nhà quỹ đầu tư tài chính phố Wall dành cho Trung Quốc thể hiện sự đặt cược lâu dài vào việc trung tâm sức mạnh tài chính thế giới sẽ chuyển sang phía Đông. Khác với lĩnh vực công nghệ, trong lĩnh vực này cả hai phía đều nh́n thấy lợi ích tương tác mà không có quá nhiều rủi ro.
Theo nhiều góc độ, thị trường tài chính phương Tây, đặc biệt là Mỹ vẫn giữ vị thế tối thượng. Thị trường các sản phẩm phát sinh chủ yếu ở Chicago, tiền tệ ở London. Các công ty Mỹ chiếm lĩnh những vị trí đi đầu trong ngành công nghiệp quản lư tài sản và ngân hàng đầu tư. Nhà Trắng đă từng t́m cách sử dụng ưu thế của Mỹ để đẩy các công ty niêm yết Trung Quốc ra khỏi sàn chứng khoán New York.
Tuy nhiên, chiến tranh thương mại cũng làm bộc lộ rơ sức nặng tài chính của Trung Quốc. Một làn sóng phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) ở Hong Kong bởi một loạt các công ty coi Hong Kong là lựa chọn thay thế New York. Năng lực của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ tài chính sẽ sớm thu hút sự chú ư của thế giới với IPO của Tập đoàn Ant, có thể sẽ là IPO lớn nhất trong lịch sử. Bên cạnh đó là một loạt các công ty phố Wall và các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ vào Trung Quốc đại lục.
Thực ra, trong 30 năm qua, các công ty này đă cố gắng gơ cửa Trung Quốc mà không đạt được kết quả. Giờ đây, họ tin rằng, Trung Quốc đă thực sự chào đón đầu tư tài chính nước ngoài. Với thặng dư tài khoản văng lai đang suy giảm thậm chí rơi vào thâm hụt, Trung Quốc cần phải thu hút tài chính nước ngoài. Các điều kiện tiếp cận đă được cải thiện. Cuối cùng, Trung Quốc đă cho phép các công ty tài chính phương Tây kiểm soát các hoạt động ở Trung Quốc lục địa và tạo thuận lợi cho các nhà quản lư quỹ mua bán cổ phần của Trung Quốc. Đây là nguồn lợi nhuận tiềm năng to lớn, nguồn phí mới đối với các ngân hàng và quỹ đầu tư từ những khách hàng và công ty ở Trung Quốc.
Ở đây cũng có những rủi ro như Trung Quốc có thể điều chỉnh luật lệ để bảo vệ các ngân hàng và môi giới bản địa hoặc vấn đề tham nhũng. Năm 2016, JPMorgan Chase đă bị các nhà chức trách Mỹ phạt v́ tạo công ăn việc làm cho những người có quan hệ rộng răi ở Trung Quốc. Lo ngại về vấn đề nhân quyền có thể gia tăng. Tuy nhiên, sự dính líu của các công ty Mỹ ở Trung Quốc c̣n rất thấp nên họ c̣n nhiều dư địa. Trong khi ngành công nghệ lệ thuộc ở mức độ nguy hiểm vào Trung Quốc, 5 ngân hàng hàng đầu phố Wall mới có 1,6% tài sản đầu tư ở Hong Kong và Trung Quốc.
Khả năng thu hút các công ty tài chính phố Wall ngay giữa cuộc chiến tranh thương mại gay gắt chứng tỏ sức mạnh của thị trường tài chính Trung Quốc. Dù vậy, để trở thành siêu cường tài chính, Trung Quốc cần phải tạo dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính toàn cầu và thanh toán riêng, đồng thời làm cho đồng NDT chuyển đổi tự do hơn.
Các công ty Trung Quốc có sự hiện diện rất nhỏ ở nước ngoài, chỉ khoản 5% doanh thu của Ant và phần lớn thương mại của Trung Quốc dựa vào USD và điều này làm cho Trung Quốc dễ bị tổn thương trước các lệnh trừng phạt của Mỹ. Việc xây dựng một sự lựa chọn khác cho mạng lưới tiền tệ toàn cầu của Mỹ là một nhiệm vụ vô cùng lớn và cần nhiều thời gian.
Cuộc chiến tranh thương mại là một cú hích khích lệ Trung Quốc tiếp tục hành động.
Links:
https://www.economist.com/leaders/20...nding-in-china