Amazon tràn ngập các đánh giá "giả mạo" và ngày càng khó phát hiện
Sản phẩm bán trên trang Amazon thường có hàng trăm hoặc hàng ngàn bài đánh giá, hơn nhiều so với các trang thương mại điện tử khác, nhưng phần lớn chúng thật sự không đáng tin cậy.
Theo CNBC, cách đánh giá "không trung thực" này ngày càng khó bị phát hiện, từ các hội nhóm trên Facebook được tạo ra để trả tiền cho bất cứ ai sẵn sàng đưa ra nhận xét tích cực về sản phẩm, đến các dịch vụ cung cấp bot và lượt "click giả" để đánh giá thứ hạng cao.
Tuy nhiên, một số phát hiện gần đây cho thấy không ít sản phẩm dù không được chú ư vẫn có hàng ngàn lượt đánh giá. Đa số là các b́nh luận đơn giản hoặc để lại con số sao "ảo", gây hoang mang cho người mua hàng trên Amazon.
Vào tháng 7/2020, Đại học UCLA USC ở Nam California ở Mỹ công bố bản báo cáo mới, trong đó nhắc đến việc phát hiện hơn 20 nhóm trên Facebook có liên quan đến đánh giá "giả mạo", mổi nhóm có khoảng 16.000 thành viên. Trong hơn 560 bài đăng mỗi ngày ở các nhóm này, người bán đưa ra mức giá 6 USD cho một bài đánh giá tích cực hướng vào các sản phẩm họ mong muốn. Không những thực hiện đánh giá tích cực, những hội nhóm Facebook này c̣n nhận cả các dịch vụ đánh giá tiêu cực đối với các bài đăng của đối thủ trên Amazon. Họ sẵn sàng nhận "đánh thuê" sản phẩm khác nếu nhận được lời đề nghị hấp dẫn.
Hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn khi người mua hàng đang chuyển dần sang đặt hàng trực tuyến thay v́ đến cửa hàng mua trực tiếp. Trong những tháng gần đây, cách đánh giá "giả mạo" này đă thúc đẩy doanh số của nhiều sản phẩm tăng một cách không lành mạnh và làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của những người bán hợp pháp khác. Cuối năm ngoái, Nike và một số nhăn hàng nổi tiếng đă quyết định ngừng bán một số sản phẩm chủ đạo của ḿnh trên Amazon, do tác động bởi các đánh giá "không trung thực".
Amazon nói họ đang sử dụng các ứng dụng từ Machine Learning và sử dụng các chuyên viên giám sát có tay nghề cao để phân tích hơn 10 triệu bài viết đánh giá mỗi tuần, nhằm ngăn chặn các tin "giả mạo" trước khi chúng được post lên. Gần đây, công ty đă xóa khoảng 20.000 đánh giá sau khi phát hiện những người đánh giá hàng đầu trên Amazon ở Anh có dính líu đến các hành vi lừa đảo.
Hồi tháng 4 vừa qua, một cuộc điều tra của tổ chức tiêu dùng Which? của Anh cũng cho thấy, có hàng trăm bài đánh giá "5 sao" cho những sản phẩm "lạ" nhưng đi kèm những b́nh luận tích cực. Thậm chí, một tài khoản c̣n đăng cùng một b́nh luận cho nhiều sản phẩm khác nhau.
Which? đă thử t́m kiếm 14 sản phẩm công nghệ, bao gồm tai nghe, đồng hồ thông minh và thiết bị đeo trên Amazon. Trang đầu tiên của kết quả t́m kiếm về tai nghe cho thấy, 100% mặt hàng được bán là từ thương hiệu mà các chuyên gia công nghệ chưa từng biết đến, 71% các mục trên trang đầu tiên của kết quả t́m kiếm có đánh giá 5 sao nhưng gần 90% đánh giá đó chưa được xác minh rỏ ràng.
Nhóm nghiên cứu cũng thử truy cập vào một mẫu tai nghe từ thương hiệu "lạ" đang bán trên Amazon với giá 439 USD và nhận thấy mọi đánh giá bên trong đều 5 sao, các nhận xét đều tích cực và được đăng trong một ngày.
ReviewMeta, website độc lập chuyên kiểm tra đánh giá trên Amazon, cho biết hầu hết đánh giá chưa được xác minh trên Amazon là giả mạo. "Tôi đă rất sốc khi có quá nhiều nội dung như vậy. Nó công khai nhưng không ai chặn", đại diện ReviewMeta chia sẻ.
Sưu tầm
Last edited by trungthuc; 09-08-2020 at 18:38.
|