Tiết lộ chi phí khủng của những chuyến bay "giải cứu" công dân Việt về nước. Mới đây Vietnam Airlines tiết lộ chi phí của chuyến bay giải cứu công dân Việt từ các vùng dịch Covid-19 trên thế giới có thể lên tới trên 10 tỷ đồng. Con số này cao hơn nhiều so với chuyến bay thương mại.
Dự kiến lỗ 15.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines gấp rút tăng vốn chủ sở hữu
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới, các hăng hàng không Việt Nam đă thực hiện hàng loạt chuyến bay giải cứu gần 20.000 người đang học tập, làm việc, sinh sống hay đi du lịch tại các nước đang có dịch.
Là một trong những hăng hàng không tham gia giải cứu nhiều công dân Việt về nước, hăng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa tiết lộ chi phí của những chuyến bay giải cứu này.
"Huy động nguồn lực lớn để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, pḥng chống dịch cao nhất cùng những phát sinh bất thường có thể kéo theo chi phí của chuyến bay giải cứu lên tới trên 10 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với chuyến bay thương mại thông thường", đại diện Vietnam Airlines cho biết.
Chi phí của chuyến bay giải cứu công dân Việt về nước có thể lên tới trên 10 tỷ đồng. Ảnh: VNA.
Phân tích chi tiết hơn, theo hăng, các chuyến bay đặc thù sẽ phát sinh nhiều chi phí khác thường, chẳng hạn như lắp đặt thêm nhiều thiết bị y tế để hỗ trợ bệnh nhân như máy lọc không khí, máy thở, máy khí dung, các monitor theo dơi…
Chuyến bay từ Guine Xích Đạo mới đây, Vietnam Airlines phải trang bị thêm rèm nhựa dẻo ngăn cách 3 khoang hành khách để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Hay các chuyến bay từ Vũ Hán, hăng phải bọc kín nylon toàn bộ ghế ngồi.
Chuyến bay giải cứu càng thêm đắt đỏ khi không phải là chuyến thường lệ hay chưa từng khai thác. Trường hợp này, hăng phải thuê luật sư và đối tác tư vấn, làm dịch vụ xin cấp phép bay, có chuyến chi tới gần 700 triệu đồng.
Ngoài ra, phí phục vụ mặt đất, thuê xe cứu hỏa, nạp nhiên liệu, dụng cụ phục vụ ăn uống cũng rất cao. Đơn cử, một chuyến bay từ Mỹ về, hăng phải trả hơn 4 tỷ đồng cho các loại chi phí trên.
Vietnam Airlines cũng liệt kê hàng loạt chi phí "không tên" khác trong những chuyến bay giải cứu công dân Việt.
Đáng chú ư là toàn bộ chiều đi của các chuyến giải cứu là tàu trống do không khai thác thương mại, đồng nghĩa doanh thu một chiều phải trả cho chuyến bay hai chiều. Khoang thương gia cũng không chở khách làm mất khoản lớn doanh thu.
Về nhân lực, hăng phải huy động thành viên phi hành đoàn tăng gấp 2-3 lần so với thường lệ. Kết thúc giải cứu, toàn bộ phi hành đoàn phải cách ly đủ 14 ngày theo quy định. Tàu bay sau khi về phải ngừng hoạt động 2-3 ngày để bảo dưỡng, khử trùng, khử khuẩn.
Trong điều kiện "b́nh thường mới" hiện nay, các chuyến bay thương mại trong nước đều được vệ sinh, khử trùng cả chiều đi và về; chi phí phục vụ mặt đất. Các chi phí này ngày càng cao do yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn pḥng dịch Covid-19.
Ngoài ra, hăng bay cũng phải trang bị bộ đồ bảo hộ, găng tay, khẩu trang y tế, tăng cường trang thiết bị y tế dự pḥng…
Đại diện Vietnam Airlines cho rằng hăng "đang mất nhiều doanh thu và phải trả nhiều chi phí bất thường" khi thực hiện các chuyến bay giải cứu công dân Việt từ các vùng dịch về nước.
Nửa đầu năm nay, Vietnam Airlines lỗ 6.678 tỷ đồng, mức lỗ kỷ lục trong lịch sử của hăng v́ dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần trong kế hoạch lỗ hăng ước tính trong năm 2020, dự kiến, cuối năm, hăng lỗ thêm khoảng 8.500 tỷ đồng v́ nhu cầu đi lại của người dân sụt giảm mạnh.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất đă kiểm toán vừa công bố, đơn vị kiểm toán đă nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines do nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền lên đến 18.444 tỷ đồng.
Deloitte nhận định khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay, các khoản phải trả cũng như diễn biến dịch bệnh.
VietBF@ sưu tầm.