Chỉ c̣n 5 tháng nữa tới kỳ Đại hội XIII của đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng 4 căn bệnh nan y “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên chưa hề thuyên giảm khiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ăn ngủ không yên.
Lư do v́ những vấn đề nan giải này đă không mờ nhạt trong gần 10 năm qua, từ khi ông Trọng lên cầm quyền thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, sau Đại hội đảng XI năm 2011.
Bằng chứng chỉ một năm sau, Nghị quyết Trung ương 4, khóa đảng XI, ra đời ngày 16/01/2012, đă khẳng định phải:” Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động “diễn biến ḥa b́nh” của các thế lực thù địch. Chủ động pḥng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ ǵn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xă hội.”
Lư do th́ nhiều, nhưng có phần tồn tại từ các Khóa đảng trước, theo lời ông Nguyễn Phú Trọng. Khi nói câu này, ít ai không nghĩ là ông Trọng muốn đỗ lỗi cho những người tiền nhiệm, đặc biệt là trong thời kỳ 10 năm cầm quyền (Khóa IX, Khóa X) của ông Nông Đức Mạnh, v́ ông Mạnh đă để cho Tham nhũng và suy thoái đạo đức lan tràn khắp nơi.
Do đó, Nghị quyết 4/XI đă thừa nhận:“Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lănh đạo, quản lư, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lư tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lăng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”
Ngoài ra, tính thờ ơ, vô trách nhiệm của các cấp cũng đă được Nghị quyết bêu ra, theo đó:”Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ư chí chiến đấu, quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ.”
V́ vậy, Nghị quyết hứa:” Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi t́nh trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên…Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.”
NƯỚC ĐỔ ĐẦU VỊT
Vậy, ba năm sau, khi ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục đứng đầu Đảng khóa XII (2016-2021) th́ t́nh trạng “suy thoái tư tưởng” và “tự diễn biến”, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên có giảm sút không ?
Không tụt xuống mà c̣n leo lên cao hơn. Hăy đọc vài đoạn trong Nghị quyết 4 của khóa đảng XII ngày 30/10/2016, chín tháng sau ngày ông Trọng tái đắc cử nhiệm kỳ hai.
Theo đó:“T́nh trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận c̣n diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lăng phí, tiêu cực vẫn c̣n nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
“T́nh h́nh mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
“Nhiều tổ chức đảng, đảng viên c̣n hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất măn chính trị c̣n bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao.”
Do đó, Nghị quyết này cảnh giác:“Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lư tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.”
Ban chấp hành Trung ương XII kết luận:”Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai tṛ lănh đạo của Đảng; làm tổn thương t́nh cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.”
Như vậy th́ ông Trọng có lỗi ǵ không, hay cái đảng hổ lốn này đă rách như xơ mướp sau gần 10 năm ông Trọng hô hào xây dựng, chỉnh đốn đảng ?
Phải chăng đây là lư do tại sao ông Nguyễn Phú Trọng chỉ dám nh́n nhận:”T́nh trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hoá trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế.” (Bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31/08/2020)
Nhưng tại sao chỉ mới “từng bước được kiềm chế” trong thời gian dài gần 10 năm trời ? Ông Trọng không đưa ra bất cứ bằng chứng nào để bảo vệ cho kết quả này. Nhưng báo Quân đội Nhân dân xác nhận căn bệnh nguy nan này đă lan ra toàn xă hội và đang đe dọa sự sống c̣n của đảng cầm quyền.
Hăy đọc:”Pḥng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay không phải là cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh địch-ta một mất, một c̣n như một số người đang rêu rao, mà là cuộc đấu tranh trong nội bộ tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị-xă hội (CT-XH), trong các tầng lớp nhân dân và diễn ra trên tất cả lĩnh vực của đời sống xă hội để chống lại cái ác, cái xấu, cản trở công cuộc đổi mới đất nước v́ mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.” (báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 27/08/2020)
Nhưng “cái ác, cái xấu” lại chui ra từ trong ḷng cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức, có quyền v́ tham nhũng chỉ do những kẻ này chủ động để vinh thân ph́ gia, bóc lột đồng bào và hủy hoại đất nước.
Do đó báo QĐND đă hô hào cả nước chung tay “ngăn ngừa, triệt tiêu nguồn gốc, nguyên nhân làm nảy sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… khắc phục những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên…”
Nhưng những “biểu hiện” ấy là gi ? Đó là t́nh trạng đă có nhiều đảng viên không ngần ngại để công khai :”Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đ̣i thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; phản bác, phủ nhận nền dân chủ xă hội chủ nghĩa (XHCN), Nhà nước pháp quyền XHCN; đ̣i thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xă hội dân sự”, phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai….” (báo QĐND, ngày27/08/2020)
CHŨI ĐẦU XUỐNG CÁT
Nhưng khi đă có “một số không nhỏ” cán bộ, đảng viên phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh và đường lối cai trị phản dân chủ của đảng th́ tương lai đảng CSVN đi về đâu ?
Hăy đọc để biết sự lo âu của đảng này:”Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là sự tự thay đổi theo hướng tiêu cực trong tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra ngày một mạnh mẽ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; là một thách thức to lớn đối với vai tṛ lănh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ xă hội chủ nghĩa ở Việt Nam. “Tự diển biến”, “tự chuyển hóa” là một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ “giặc nội xâm” rất khó nhận diện và vô cùng nguy hiểm. V́ thế pḥng chống“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang là nhiệm vụ cấp bách của Đảng, Nhà nước Việt Nam hiện nay.” (Theo Ban Cán sự Bộ Nội vụ, ngày 23/12/2018)
Bài viết của Phạm Thanh Hà – Học viện Chính trị Khu vực I, tiếp theo:”Theo nghĩa thông thường th́ “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là một quá tŕnh sự vật tự thay đổi về chất. Nhưng các khái niệm “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” được sử dụng trong văn kiện của Đảng và trên sách báo chính trị-xă hôi ở nước ta không theo nghĩa như vậy, mà theo nghĩa là sự suy thoái, biến chất về tư tưởng chính trị, về đạo đức và lối sống của cán bộ và đảng viên . Như vậy, “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” là quá tŕnh tự thay đổi của chủ thể theo hướng tiêu cực. “Tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” của cán bộ và đảng viên nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến sự chuyển hóa của cả chế độ.”
Nguyễn PHú Trọng (VOV)
V́ 4 căn bệnh nguy hiểm “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” đang đe dọa sự sống c̣n của đảng nên ông Nguyễn Phú Trọng, đồng thời là Trưởng ban Văn kiện của Đại hội đảng XIII, sẽ tổ chức vào thượng tuần tháng 1/2021, đă chỉ thị cho trên 4 triệu đảng viên:”Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xă hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xă hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề có ư nghĩa sống c̣n đối với chế độ ta, là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.” (Bài viết ” Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”, ngày 31/08/2020)
Nhưng tại sao ông Trọng đă cao giọng phách lối như thế cả với nhân dân, tầng lớp bị trị bởi đảng CSVN ? Ngôn từ của ông Trọng nói với dân như những đảng viên để buộc họ không được “ngả nghiêng, dao động” mà phải kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là bất xứng. Bởi v́ nhân dân chưa bao giờ muốn đi theo Chủ nghĩa Cộng sản mà họ chỉ bị đảng áp chế tṛng vào cổ.
Từ lâu đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi đất nước là của riêng, đối xử với dân như bầy tôi để độc quyền cai trị và dành đặc lợi, nhưng lại vênh váo bảo đó là “lựa chọn tất yếu của lịch sử”, hay “là ư nguyện của nhân dân Việt Nam.”
Khi c̣n sinh thời, nhà bất đồng chính kiến, đấu tranh dân chủ, Tiến sỹ Địa Chất-Vật Lư Nguyễn Thanh Giang đă nói thẳng:“Không có nhân dân nào giao phó quyền lănh đạo cho Đảng cả.”
“Tôi nhận thức ít nhất nếu không có tội th́ Đảng Cộng sản cũng không làm được cái ǵ hay cho đất nước, cho dân tộc.”
Ngoài ra ông Giang c̣n cho rằng:” Đảng Cộng sản đă ‘lừa mị nhân dân’ .
BBC viết:”Ông Giang không đồng ư rằng Việt Nam đa đảng sẽ ‘dẫn đến loạn’ và cho rằng đây là ‘sự hù dọa’ của Đảng đối với nhân dân.” (Phỏng vấn của BBC tiếng Việt ngày 01/02/2015).
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang sinh ngày 6/7/1936 tại Thanh Hóa. Ông là nguyên Ủy viên Thường vụ Hội Địa Vật lư Việt Nam, Hội viên Hội Địa Vật lư Thăm ḍ Hoa Kỳ.
Ông qua đời ngày 28 tháng Bảy năm 2019, thọ 84 tuổi.
Những câu nói để đời của cố Tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang xuất hiện 5 năm sau ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, khi c̣n giữ chức Chủ tịch Quốc hội, đă tuyên bố với báo Express trong chuyến thăm Ấn Độ rằng:” Ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ.” (theo TTXVN (Thông tấn xă Việt Nam), ngày 27/02/2010).
Câu tuyên bố đă phản ảnh trung thực ông Trọng là một người bảo thủ, độc tài và chống dân chủ nên những ǵ ông làm trong gần 10 năm qua chỉ giúp cho t́nh trạng “suy thoái tư tưởng-đạo đức, lối sống”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và “tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên tồi tệ hơn mà thôi. -/-
Phạm Trần