Tiêm kích F-15 do phi công Israel điều khiển mất cánh sau vụ va chạm trên không, song vẫn bay thêm khoảng 16 km và tiếp đất an toàn.
Không quân Mỹ biên chế tiêm kích hạng nặng F-15 vào năm 1976, sau đó bắt đầu chuyển giao mẫu chiến đấu cơ tối tân này cho lực lượng pḥng vệ Israel (IDF). Hai chiếc F-15D, biến thể huấn luyện của F-15, năm 1983 tham gia trận đánh giả định cùng 4 tiêm kích A-4N trên sa mạc Negev. Một trong hai chiếc F-15 mang mật danh "Markia Shchakim" do phi công Ziv Nedivi và huấn luyện viên Yehoar Gal điều khiển.
Khi hai chiếc F-15 của Israel lao vào không chiến, tiêm kích do Nedivi điều khiển va phải chiếc A-4 đóng vai đối thủ. Tiêm kích A-4 ngay lập tức bị phá hủy, máy bay của Nedivi lao xuống và hướng dẫn viên Gal ra lệnh phóng ghế thoát hiểm.
Tuy nhiên, phi công Nedivi quyết định không phóng ghế thoát hiểm sau khi kiểm soát được máy bay. Khi chiếc F-15 ổn định, cả hai phi công nh́n sang bên phải song không nhận ra thiệt hại khi nhiên liệu từ chảy ra từ ống dẫn bị gió tạt thành "màn sương" cản tầm nh́n.
Ziv Nedivi (trái) và Yehoar Gal (phải) đứng trước chiếc F-15 mất cánh. Ảnh: IDF.
Chiếc F-15 rung lắc khi Nedivi giảm tốc độ. Phi công này quyết định bật chế độ đốt tăng lực, đẩy công suất động cơ lên hơn gấp rưỡi để giữ máy bay ổn định. Khi đó cả Nedivi lẫn Gal vẫn chưa biết cú va chạm trước đó xé mất gần như toàn bộ cánh phải, chỉ để lại một đoạn dài khoảng 60 cm.
Nedivi quyết định hạ cánh xuống một đường băng cách đó khoảng 16 km, nên tiếp tục duy tŕ tốc độ cao để máy bay ổn định. Vận tốc hạ cánh lư tưởng của F-15 là khoảng 240 km/h, song chiếc tiêm kích mất một cánh tiếp đất với tốc độ khoảng 480 km/h. Nedivi định dùng móc đuôi để hăm tốc độ chiếc F-15, song nó bị giật đứt ngay lập tức.
Chiếc F-15 lao nhanh về cuối đường băng và chỉ đứng lại khi cách chướng ngại vật khoảng 10 m. Khi máy bay dừng lại, Nedivi quay lại bắt tay với Gal và nhận ra bên cánh phải máy bay không c̣n. Họ đă vượt khoảng 16 km trên chiếc F-15 chỉ c̣n một cánh, rồi đáp xuống đất an toàn.
McDonnell Douglas, hăng chế tạo F-15, hiểu rơ khả năng của mẫu tiêm kích này. Tuy nhiên, một số đại diện của hăng vẫn cho rằng việc phi công Israel hạ cánh an toàn chiếc tiêm kích F-15 mất một bên cánh là "không tưởng" cho tới khi họ nhận được ảnh chiếc máy bay. Các phân tích sau đó cho biết chiếc F-15 mất cánh vẫn có thể bay tiếp nhờ lực đẩy mạnh của động cơ và lực nâng do khung thân tạo ra.
Trước khi mất cánh trong chuyến bay huấn luyện, chiếc F-15 từng 4 lần bắn rơi máy bay đối phương khi tham gia Chiến tranh Lebanon 1982. Sau vụ tai nạn, tiêm kích này được chuyển tới cơ sở bảo dưỡng ở Tel Nof, lắp cánh mới rồi quay lại biên chế không quân Israel. Hai năm sau, tiêm kích F-15 "Markia Shchakim" này tiếp tục bắn hạ một chiếc MiG-23 của Syria.
Mỹ phát triển F-15 Eagle từ giữa những năm 1960 và sản xuất mẫu tiêm kích đa năng này từ năm 1972 tới nay. Các tiêm kích F-15 từng bắn rơi 104 máy bay đối phương và chưa từng bị hạ gục, thành tích có một không hai trong lịch sử không chiến hiện đại.
Tiêm kích F-15 chủ yếu phục vụ trong quân đội Mỹ và được biên chế trong không quân một số quốc gia khác là Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Arab Saudi và Singapore.