Cách Trump - Biden tranh luận khiến người dân nhiều nước bối rối về nền dân chủ Mỹ, một số người lo ngại về khủng hoảng hậu bầu cử.
"Nếu mục đích của cuộc tranh luận tổng thống tối qua là truyền tải thông tin và giáo dục, th́ tất cả những ǵ nó đạt được là xác nhận sự suy giảm niềm tin vào chính trị Mỹ, khi Tổng thống Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden tham gia vào cái gọi là cuộc thi bôi nhọ không thèm đếm xỉa đến sự thật", Michael Hewson, trưởng nhóm phân tích thị trường tại CMC Markets ở Anh, viết.
Trong khi nhiều người châu Âu hoài niệm về một nước Mỹ b́nh ổn trước đây, những người khác ở châu Á đang theo dơi sát sao biến động của thị trường. Giá cổ phiếu tiếp tục giảm ở Nhật, đồng đôla suy yếu so với đồng yên Nhật và Euro. Các thị trường chứng khoán châu Âu cũng không mấy biến động.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden trong phiên tranh luận đầu tiên ở Cleveland, Ohio, hôm 29/9. Ảnh: AP
Tuy nhiên, một nỗi lo lắng xuất hiện sau phiên tranh luận là liệu kết quả bầu cử có thể gây tranh chấp hoặc bị tŕ hoăn không, bởi Trump đă nêu lo ngại về phiếu bầu và khả năng gian lận, trong khi những người chỉ trích ông cho rằng các cáo buộc của Tổng thống là âm mưu nhằm ngăn người dân đi bỏ phiếu.
"Một cuộc bầu cử có tính phân cực cao và nhiều khả năng kiện tụng sắp xảy ra", Stephen Innes, chuyên gia của AxiCorp, nhà cung cấp dịch vụ giao dịch ngoại hối, nói. "Với số phiếu bầu qua thư quá cao và nhiều khả năng bị hoài nghi, chúng ta có khả năng chưa biết ai là tổng thống Mỹ tiếp theo vào Ngày Nhậm chức, cùng với đó là cuộc hỗn loạn hiến pháp".
"Những b́nh luận mà tôi đọc được từ nhiều hăng tin châu Âu về cơ bản là thế này: 'Tôi vui v́ ḿnh không phải là cử tri Mỹ năm nay'. Đúng là một mớ hỗn độn'", Jussi Hanhimaki, giáo sư người Phần Lan - Thụy Sĩ tại khoa Lịch sử Quốc tế thuộc Viện Graduate ở Geneva, nói.
"Đó là điều cực kỳ khó chịu với nhiều người châu Âu, những người thường nghĩ rằng Mỹ là biểu tượng của dân chủ bởi đó là nền dân chủ lâu đời nhất thế giới. Họ nghĩ rằng Mỹ đă duy tŕ truyền thống tranh luận tổng thống quyết liệt này từ lâu, nhưng luôn xác định được người chiến thắng trong bầu cử và chuyển giao quyền lực ḥa b́nh", ông nói.
Nhà b́nh luận người Kenya Patrick Gathara châm biếm trên Twitter: "Phiên tranh luận này chẳng khác ǵ màn tấu hài nếu nó không phải là màn quảng bá đáng tiếc và bi kịch cho sự rối ren của Mỹ".
"Một cuộc tranh luận bầu cử ở Mỹ tối qua, nơi chứng kiến quá nhiều những hành vi ngắt lời và căi vă. May thay nó không xảy ra ở Đan Mạch. Tôi không bao giờ nghĩ rằng nó sẽ xảy ra như vậy. Những lời lẽ cay nghiệt đó chỉ gây phân cực và chia rẽ", Thủ tướng Đan Mạch Metter Frederiksen viết trên Facebook.
"Rất nhiều người sẽ ṿ đầu bứt tai, đặc biệt ở Australia, nơi dù bạn có tin hay không, th́ chính trị cũng nhă nhặn hơn so với ở Mỹ", Amanda Wishworth, một nghị sĩ Công đảng Australia, b́nh luận.
Các lănh đạo chính phủ khác cũng theo dơi phiên tranh luận, nhưng tránh đưa ra b́nh luận chi tiết.
Steffen Seibert, phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel, cho biết bà "đă được thông báo về những ǵ đă xảy ra tối qua", nhưng từ chối b́nh luận thêm.
"Chúng tôi không muốn b́nh luận vấn đề này, không muốn đưa ra đánh giá v́ nó sẽ bị coi là nỗ lực can thiệp", Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Putin, cho hay. "Nga chưa bao giờ can thiệp vào nội bộ Mỹ và sẽ không bao giờ làm thế".
Walter Veltroni, phụ trách một chuyên mục của tờ báo Italy Corriere della Sera và là cựu thị trưởng của thành phố Rome, cho biết ông đă xem tất cả các cuộc tranh luận tổng thống Mỹ trên truyền h́nh từ thời Kennedy và Nixon năm 1960, nhưng "chưa từng thấy cảnh nào như tối qua".
Ông nhận định cuộc tranh luận cho thấy cách mà hai mặt không thể ḥa giải của nước Mỹ.
"Ấn tượng để lại là một đất nước đang bế tắc, tê liệt bởi chính trị và những giọng điệu xa lạ với truyền thống của nó", Veltroni nói.
Hồ Tích Tiến, tổng biên tập Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đă viết trên tài khoản mạng xă hội của báo rằng "sự hỗn loạn, những lần ngắt lời, công kích cá nhân và lăng mạ" đă "phô bày sự chia rẽ bao trùm, nỗi bất an và thúc đẩy sự xói ṃn những lợi thế ban đầu của hệ thống chính trị Mỹ".
"Tôi từng ngưỡng mộ kiểu tranh luận trên truyền h́nh này của chính trị Mỹ, nhưng tôi có nhiều cảm xúc phức tạp hơn khi xem lại bây giờ", Hồ Tích Tiến viết.
Paul Kelly, tổng biên tập tờ The Australian, mô tả cuộc tranh luận là "cuộc căi vă hỗn loạn, ồn ào, nhiếc móc, mất kiểm soát khi cả hai ứng viên đều tỏ ra khinh thường nhau". "Nước Mỹ sẽ đối mặt với vài tuần tới đầy nguy hiểm", ông nói.
Leslie Vinjamuri, giám đốc chương tŕnh Mỹ và người Mỹ tại viện nghiên cứu Chatham House của Anh, cho biết nhiều nhà quan sát châu Âu vốn kỳ vọng "rất thấp" vào Trump vẫn bị sốc với cuộc tranh luận.
"Nói thẳng ra là sốc, không thể tin nổi", rằng tổng thống và cựu phó tổng thống "đă nói chuyện với nhau, nói chuyện với MC, trong trường hợp của Tổng thống Trump, là hoàn toàn lạc đề, lạc khỏi kịch bản", Vinjamuri nhận xét. "V́ vậy tôi nghĩ nó gây khó chịu cực kỳ bởi mọi người muốn nh́n thấy một nước Mỹ biết cách lănh đạo, dẫn dắt, làm gương".
Các vấn đề đối ngoại hầu như không được nhắc tới trong cuộc tranh luận, dù Trump đă đưa ra cáo buộc Trung Quốc trả tiền cho con trai của Biden là Hunter Biden, c̣n Biden cáo buộc các thỏa thuận thương mại của Trump với Trung Quốc là không mang lại lợi ích.
Trump cũng nhiều lần đổ lỗi cho Trung Quốc về Covid-19, đại dịch giết chết hơn một triệu người toàn cầu và tàn phá các nền kinh tế toàn thế giới.
Ở Trung Đông, cuộc tranh luận khiến người ta chú ư khi Biden có lúc nói "Theo ư Allah" lúc Trump tuyên bố sẽ công khai bản đóng thuế. Câu này c̣n có thể được sử dụng để ám chỉ điều sẽ không bao giờ xảy ra.
Al-Arabiya, một kênh vệ tinh nhà nước của Arab Saudi trụ sở tại Dubai và The National, báo nhà nước trụ sở tại Abu Dhabi, đều đăng bài b́nh luận về cách dùng từ này của Biden.
Abdulkhaleq Abdull, một nhà khoa học chính trị của Emirati, viết trên Twitter rằng phiên tranh luận là "một trận khẩu chiến hỗn loạn".
"Làm thế nào mà chính trị Mỹ lại suy giảm tới mức này?" Abdull đặt câu hỏi.
VietBF@sưu tập