Theo các nhà nghiên cứu tại Mỹ, vaccine giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch để chống lại virus cúm.
Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), ĐH Harvard, Mỹ, vừa công bố kết quả dự án phát triển vaccine có khả năng chống lại mọi chủng virus cúm trên tạp chí Cell. Nhóm nghiên cứu mô tả vaccine gồm các hạt nano, bao phủ bên ngoài là protein cúm, giúp huấn luyện hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể mong muốn.
Theo Giáo sư Arup K. Chakraborty tại MIT, nhóm nghiên cứu rất hào hứng với dự án này. Bởi đây là bước để tiến tới sản xuất một mũi tiêm pḥng cúm duy nhất cho nhân loại.
Vaccine đă được thử nghiệm trên chuột và cho kết quả tốt. Tuy nhiên, với chủng cúm lạ và mới như SARS-CoV-2, các nhà khoa học không mạo hiểm đưa ra kết luận khi chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng.
Dự án của các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và ĐH Harvard, Mỹ, nhắm tới loại vaccine tiêm một liều duy nhất nhưng có thể ngừa mọi virus cúm. Ảnh: Freepik.
Hiện hay, hầu hết vaccine pḥng cúm đều gồm virus bất hoạt. Các virus này được phủ lớp protein có tên hemagglutinin (HA), giúp chúng liên kết với tế bào vật chủ. Sau khi tiêm chủng, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các phi đội kháng thể nhắm vào protein HA. Các kháng thể này sẽ liên kết với phần đầu của protein - phần đột biến nhanh nhất.
Tuy nhiên, theo nhóm tác giả của MIT và ĐH Harvard, không phải lúc nào hệ thống miễn dịch cũng nhắm trúng đích. Nếu trượt khỏi mục tiêu, các phản ứng được tạo ra không thể vô hiệu hóa virus.
Trong nghiên cứu của ḿnh, nhóm tác giả của MIT và ĐH Harvard t́m lư do hệ thống miễn dịch nhắm vào phần đầu của HA thay v́ thân. Từ đó, họ phát hiện cơ chế miễn dịch tái tập trung. Nguyên lư thực hiện cơ chế này là điều chỉnh các phản ứng kháng thể, thiết lập mục tiêu để nhắm trúng đích, tiêu diệt virus cúm.
Năm 2009, nhiều người trên thế giới bị nhiễm và được tiêm vaccine pḥng H1N1 chủng mới. Các nhà nghiên cứu đặt giả thuyết nếu họ tiêm hạt nano chứa protein tương tự HA từ một chủng khác của virus năm 2009, nó sẽ tạo ra kháng thể trung ḥa diện rộng và khả năng miễn dịch phổ quát.
Thí nghiệm này được thực hiện trên chuột. Kết quả, nhóm tác giả đă thành công. Kháng thể trung ḥa xuất hiện với số lượng lớn. Điều này khả quan hơn bất kỳ giả thuyết nào trước đó mà nhóm đă từng thử nghiệm.
Theo Giáo sư Daniel Lingwood (Đại học Harvard, Mỹ), đồng tác giả của dự án, kết quả trên chính là cơ sở để họ phát triển một liều vaccine duy nhất có thể ngừa mọi loại cúm. Đây sẽ là "chiếc công tắc vàng" kích hoạt hệ thống miễn dịch, chỉ điểm mục tiêu cần tiêu diệt. Chế phẩm sinh học này được tạm gọi là loại vaccine phổ quát.
Dự án này đang được nhóm tác giả của Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH Harvard, Mỹ, phát triển thêm. Nếu dự án trên thành công và có thể sản xuất loại vaccine cho mọi chủng cúm, đây sẽ là bước đột phá trong y khoa.
VietBF @ Sưu tầm