Nhà Vua của Thái Lan đang bị Đức chỉ trích vì việc điều này đất nước tại quốc gia này. Hiện người dân ở Thái Lan đang biểu tình rầm rộ chống chế độ quân chủ. Dưới đây là những thông tin cụ thể. Berlin cảnh báo Vua Maha Vajiralongkorn không cố gắng điều hành đất nước từ đất Đức, khi biểu tình chống chế độ quân chủ đang diễn ra ở Thái Lan.
Thái Lan đang chứng kiến làn sóng biểu tình chống chính phủ với hàng nghìn người đổ ra đường kêu gọi cải cách chế độ quân chủ. Tuy nhiên, Vua Maha Vajiralongkorn lại dành phần lớn thời gian ở bang Bavaria, Đức, nơi ông thuê nguyên một khách sạn sang trọng cho đoàn tùy tùng của mình.
"Chúng tôi đã làm rõ rằng không nên điều hành chính trường Thái Lan từ đất Đức", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nói tuần trước. "Nếu có những vị khách chọn điều hành công việc nhà nước của họ từ nước chúng tôi, chúng tôi luôn muốn ngăn chặn điều đó".
Phát ngôn của ông Maas hé lộ sự phẫn nộ ngày càng tăng của giới chức Đức với vị khách hoàng gia lâu năm.
Nghị sĩ Frithjof Schmidt thuộc đảng Xanh đối lập từng hỏi ông Maas tại quốc hội Đức rằng: "Tại sao chính phủ Đức lại dung túng cho hành vi rất bất thường này - và theo tôi là bất hợp pháp, khi một nguyên thủ nước ngoài điều hành chính trị trên đất Đức?".Vua Vajiralongkorn, 68 tuổi, từ lâu đã thích sống ở Đức hơn Thái Lan. Sự vắng mặt của ông đã đổ thêm dầu vào lửa phong trào chống chế độ quân chủ ở Thái Lan, khi một loạt tiêu đề tiêu cực về ông cũng xuất hiện trên báo chí Đức.
Trong suốt đợt phong tỏa chống Covid-19 năm nay, ông Vajiralongkorn vẫn được phép đến và đi từ Đức như ý muốn bất chấp lệnh cấm di chuyển nhờ bay trên chiếc Boeing 737 riêng.
Vào mùa hè, ông được cho là đã ân xá cựu Hoàng quý phi bị giam ở Thái Lan và còn đưa bà sang Bavaria bằng máy bay riêng. Ông sở hữu một villa bên hồ nhưng chọn sống tại khách sạn Sonnenbichl nằm trên dãy núi Alps với với một đoàn tùy tùng được cho là gồm một số thê thiếp khác.
Người Thái từ lâu đã bị cấm phát ngôn tiêu cực về hoàng gia và có thể đối diện 15 năm tù vì tội khi quân. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người biểu tình ủng hộ dân chủ bất chấp luật này. Từ khóa #whydoweneedaking (Tại sao chúng ta cần một vị vua) đang lan truyền trên Twitter và người biểu tình công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.
|